23/6/09

Thế hệ F1-12A

Vĩnh Sinh (3/6/2009):

hi hi, bạn Nhị Hà ui, thằng cu nhà tớ cứ hỏi thăm con bé nhà bạn đấy. Hôm đó mải chơi va nghịch nên quên không...hỏi tên bạn nên nó cứ bắt tớ hỏi xem tên bạn ấy là gì đấy :-) Tớ thấy ngoài việc ôn lại kỷ niệm hay gặp gỡ vui chơi, việc cho bọn trẻ con làm quen với nhau rất hay. Ngoài việc có thêm bạn bè, trao đổi học tập (khi bọn nó lớn thêm 1 chút nữa), còn có thể truyền cho nhau những kinh nghiệm dạy và chơi với bọn trẻ. Vụ này tớ kém lắm mà chẳng biết hỏi ai, toàn phải lên diễn đàn để hỏi đấy. Bây giờ cứ lơ là 1 chút là bọn trẻ con hư ngay.



Nhị Hà (4/6/2009):

Sinh ơi, con gái tớ tên là Hạnh Nguyên, biệt hiệu là Bi, còn có một tên gọi khác kém phổ biến hơn là Đậu Phụ. Hôm trước mang con đi quảng cáo cũng có tác dụng đấy chứ?! Hehe ... Hôm nào có cơ hội lại giao lưu tiếp nhé.

Cảnh Lam (20/6/2009):

Vừa rồi, xem ảnh con trai bố Sinh và con gái mẹ Hà đẹp lắm, tôi nghĩ thế này các bạn xem có được không:
12A của ta, chưa được đôi nào, vậy có thể làm thông gia với nhau, nếu thế hệ F1 của 12A thường xuyên giao lưu và gắn kết với nhau hơn. Các ông bố, bà mẹ 12A có thể nêu trích ngang của con mình như năm sinh, sở thích, năng lực và ảnh để hôm nào chúng ta có thể giao lưu các gia đình. Ngay trên blog 12A, có thể làm một thư mục là F1-12A để theo dõi. Tôi hiện nay có một con trao, ngày sinh 31/12/2006. Hiện nay, cháu đi nhà trẻ và rất thích chơi các loại ô tô.




Việt Hoà (22/6/2009):

Cảnh Lam nhìn xa trông rộng quá, và marketing cũng nhanh. Nhưng xem chừng "12A của ta, chưa được đôi nào" có vẻ bùi ngùi quá. Có gì tâm sự không?

Tiến Dũng (22/6/2009):
Chào hàng cạnh tranh.




Anh Tuấn (24/6/2009):

tớ có 1 suất đây, con gái 10 tháng tuổi, 20 mươi năm sau sẽ là 1 chân dài đấy...bạn nào nhà có con giai thì đăng ký nhanh nhanh...còn kịp.



11/6/09

Cam on Linh Chi

Cảm ơn bạn Linh Chi đã kh bỏ phí cơm gạo của bố mẹ( nuôi trong 5 năm DH) lập ra nhật ký cho lớp minh( tớ chắc chắn rằng chưa có lớp nào ở trường TL có cả).
Tại sao tớ bảo vậy vì như Thanh Bình ấy, 5 năm cũng ăn ,cũng học( y hệt Linh Chi ) mà có làm được đâu, tuy nhiên Thanh Bình cũng đáng được hoan nghênh( được hoan hô đến rát tay trong ngay ọp ẹp của lớp)- lần sau cứ thế phát huy nhé.
 
Việc nữa,trong ngày họp lớp, "phiếu thăm dò " được phát ra , nhưng chưa thấy BTC đưa ra kết luận cuối cùng nhỉ???
 
Ah, cho tớ hỏi chút, việc up date địa chỉ mail của mọi ng đã đúng chưa? Khi to reply mọi ng to kh thể nào gửi được vì mail cua Minh Tuấn, cua Uyen, cua tuong Van đều báo lỗi, kh thể gửi được. Sao lại vậy nhỉ???
KPhuong
 

9/6/09

"Tổng kết" Quê ta ca

(Ghi chép từ email của các bạn)

Nguyễn Hoàng Anh: :) Cảm ơn các bạn nhé. Kỷ yếu cũng hay, lớp ca cũng hay. Tự nhiên được nhớ lại bao nhiêu kỷ niệm học trò. Có nhiều chuyện quên biến rồi, các bạn kể lại mới nhớ ra. Mình thì cứ nhớ mãi chuyện hồi mới vào lớp, cứ thắc mắc mãi tại sao lại gọi Huyền là Huyền "tầu" vi mắt có híp giống người TQ đâu. Mình hỏi Dũng, Dũng trả lời là "tại nó phá đường tầu". Mà mặt nó tỉnh bơ, cứ như là đêm qua Huyền vừa đi phá đường tàu về ý, cười ngất ngưởng mãi. Huyền ơi nhân dịp đang phong trào lớp ca đội ca, tuy ko liên quan gì :) Huyền gửi quốc ca Thanh Hoa lên cho vui đi.

Quang NH : Huyền ngủ rồi, mình tìm hộ bạn Hoàng Anh nữ đây... Là dân Thanh Hóa là phải bít bài nì.... Ke ke ke


Thanh Hoá quê Choa
Khu 4 đẩy ra
Khu 3 đẩy vào
Phắn sang Lào, Lào không nhận
Lòng đầy căm hận
Lập quốc gia riêng
Thủ đô thiêng liêng
Là huyện Nông cống
Ngôn ngữ chính thống
Dô tả dô tà
Nông nghiệp nước nhà
Là cây rau má
Công nghiệp bứt phá
Là phá đường tầu
Cái cầu con con thì gọi là cầu Bố
Hàng cây lố nhố thì gọi là rừng thông
Mấy con lợn thả rông gọi làm kinh tế hiện đại
Mấy bà đứng đ a' i thì gọi làm thuỷ lợi tưới tiêu

Ở trên là bản còn thiếu! H là bản đầy đủ hơn nhưng mà hình như là vẫn chưa đầy đủ đâu... Hic bài ca thanh hóa dài quá.

Thanh Hóa quê ta,
Khu Bốn đuổi ra,
Khu Ba đuổi vào,
Thử chạy sang Lào
Lào không thèm nhận.
Bực mình tức giận,
Lập quốc gia riêng.
Thủ đô thiêng liêng
Là miền Nông Cống
Quốc ca chính thống,
" dô tá dô tà "
Nông nghiệp nhà nhà,
Trồng cây rau má.
Biển khơi lắm cá,
Mười mẻ một cân,
Vang tiếng xa gần,
Nem chua toàn lá.
Còn công nghiệp hoá,
Là phá đường tàu,
Đục ống dẫn dầu,
Cắt dây điện thoại.
Thiên nhiên ưu đãi,
Lũ lụt triền miên.
Có nhiều nhất miền,
Là đất pha cát.
Rừng xanh bát ngát,
Có rặng phi lao,
Gió mát rì rào,
Gió Lào thường thổi.
Công trình nổi trội,
Vượt cả núi non,
Có cái cầu con,
Gọi là cầu bố.
Mấy cây lố nhố,
Thì gọi rừng thông,
Con gái chưa chồng,
Đặt vòng tránh đẻ.
Thanh niên trai trẻ,
Thì chóng về hưu
Làng xóm tiêu điều : Nông thôn đổi mới !

Quang NH : Quê Hà Tây thì lớp mình chắc là nhiều....bây giờ là HN rồi...cho lên luôn...
Tiếp theo bài ca Thanh Hóa là bài ca về cô gái Sơn Tây. ke ke ke

Cô gái Sơn Tây yếm thủng tày giần
Răng đen hạt nhót, chân đi cù lèo
Tóc rễ tre chải lược bồ cào
Xù xì da cóc, hắc lào tứ tung
Trên đầu chấy rận như sung
Rốn lồi quả mít, má hồng trôn niêu
Cô tưởng mình cô ái ố mỹ miều
Chồng con chả lấy để liều thân ru?
Hai nách cô thơm như ổ chuột chù
Mắt thì gián nhấm, lại gù lưng tôm
Trứng rận bằng quả nhãn lồng
Miệng cười tủm tỉm như sông Ngân Hà
Con rận bằng con ba ba
Ðêm nằm nó ngáy cả nhà thất kinh
Hàng xóm vác gậy đi rình
Hoá ra rận đực nóng mình bò ra
Bánh đúc cô nếm nồi ba
Mía de tráng miệng hết đà trăm cây
Giã gạo vú chấm đầu chày
Xay thóc cả ngày được một đấu ba
Ðêm nằm nghĩ hết gần xa
Trở mình một cái gãy mười ba thang giường

Huyền Lê : Ah, Quang sọt vẫn là kẻ phản bội đất mẹ Thanh Hoa, như 20 năm trước hay hát trêu tớ. Còn Hoàng Anh ơi, 20 năm trước... (ngậm ngùi quá). Tặng vài câu thơ kèm theo ảnh trường cũ vậy:

"Học trò trường huyện ngày năm ấy
Anh tuổi bằng em lứa tuổi thơ
Những buổi học về không có nón
Đầu đội chung một lá sen tơ

Lá sen vương vấn hương sen ngát
Ấp ủ đôi ta chút nhuỵ hờ
Lũ bướm tưởng hoa cài mái tóc
Theo về tận cửa mới tan mơ

Em đi phố huyện tiêu điều lắm
Trường huyện giờ xây kiểu khác rồi
Mà mãi hôm nay anh mới biết
Tình ta như chuyện bướm xưa thôi."



Bình "béo" sưu tầm:
Ước mơ của người Thanh Hoá
Lá rau má to bằng lá sen
Ước mơ của người Thái Nguyên
Búp chè xanh to bằng bắp chuối
Ước mơ của người Hà Nội
Giờ cao điểm không bị tắc đường
Ước mơ của người Hải Dương
Bánh đậu xanh to bằng cái ghế
Ước mơ của người xứ Huế
Nước sông Hương trở thành nước hoa
Ước mơ của người Khánh Hoà
Quả nho to bằng quả bóng
Ước mơ của người Ninh Thuận
Con cá trắm bằng con cá Cơm
Ước mơ của người Nghệ An
Nhà của Choa ở gần lăng Bác
Ước mơ của người Đắc Lắc
Giá cà phê càng ngày càng lên
Ước mơ của người Hưng Yên
Cả Nàng ta không còn Lói ngọng
Ước mơ của người Nam Định
Mỗi tháng một phiên chợ Viềng
Ước mơ của người Thái Bình
Xoong nấu cháo là xoong chống dính
Ước mơ của người Hà Tĩnh
Có đèo Nghếch thay cho đèo Ngang
Ước mơ của người Bắc Giang
Vải Lục Ngạn không còn vị chát
Ước mơ của người Vĩnh Phúc
Đi tắm không phải xin xà phòng
Ước mơ của người Hải Phòng
Cầu bê tông thay cho cầu đất
Bao giờ xong lọc dầu Dung Quất
Là ước mơ của người Quảng Ngai
Ước mơ của người Hà Tây
Món thịt cầy xuất ra thế giới
Ước mơ của người Đồng Hới
Kẹo Cu Đơ càng ngày càng giòn
Ước mơ của người Sài Gòn
Bọn Năm Cam đem đi xử bắn

Quang NH : Huyền bình tĩnh nào, quê mẹ Thanh hóa sao mà bỏ được...VIVA LA THANH HOA, THANH HOA FOREVER...!!!
Thế không biết bài này mới chưa????

Dô tả dô tà sông Mã quê ta
Ngày nắng, ngày mưa xanh bờ rau má
Múa thì đội đèn hát như trống vỗ
ăn cơm bằng đèn đi cấy sáng trăng
Chiều nhai rau má, tối học chữ nôm
Hiểu tận tâm căn tiếng đá tiếng đồng
Rạng thời vua Lê, tối đời chúa Trịnh
Trạng Quỳnh ngạo nghễ đi vào nhân gian...
Một chiếc cầu sắt gánh ngàn tấn bom
Dô tả dô tà cầu ta vẫn vững
Mặt trời đỏ au như mặt trống đồng
Dòng nước uốn xanh hai bờ đá dựng
Dô tả dô tà ai đẩy giùm tôi
Thuyền tôi đang xuôi đừng ai đẩy ngược
Yêu thích nói đùa ghét ưa nói thật
Răng rứa mô tê cũng vào dân ca
Thương nhau cửa biển cưới nhau trên ngàn
Lá rách lá lành thuyền sao lái vậy
Dô tả dô tà một đoạn đường sông
Sóng gió ngả nghiêng như chiều như thác
Một cuộc đời sông bao đời thuyền nát
Mãi còn câu hát vỗ vào ánh trăng...

Nữa nè không biết có cũ không????

Thanh Hóa quê choa! Tác giả: Lê Huynh

Quê choa Thanh Hóa đẹp tuyệt vời,
Có dòng Sông Mã lặng lờ trôi,
Có hàng tre nhỏ bao làng xóm,
Có cánh chim câu liệng giữa trời.
Ấy thế mà! Họ bảo choa: dân ba tỷ bảy,
Họ bảo choa: dân cạy đường tàu,
Họ bảo choa: chỉ thích thịt trâu,
Chia cho dễ huân huy chương không thích.
Chuyện hàng ngày choa đâu có trách,
Cãi cọ tép, tôm khu nọ khu kia.
Một dải non sông, choa đâu muốn phân chia,
Mà họ bảo choa, thích lập vương quốc mới.
Đẩy vào đẩy ra, đẩy sang Lào không nổi,
Tức giận trở về định lập quốc gia riêng.
Cuộc đấu tranh chống Mỹ thiêng liêng,
Các bô lão choa bắn rơi thần sét.
Họ lại bảo choa: súng trường đì đẹt,
Vớ giặc lái mù, lại lúc hết sạch xăng.
Họ lại bảo choa: ăn nói lăng nhăng,
Làm ăn lớn ? thả rông cho lợn chạy.
Họ bảo choa: dân ba tỷ bảy,
Bởi làm ăn trông vào bốn chữ lờ (Lúa, lang, luồng, lạc)
Nhắc nợ hoài vẫn cứ làm ngơ,
Ruộng đất lắm, mà suốt đời tất bật.
Đào rau má mà làm cho tàu bị lật,
Cái cầu cỏn con thì bảo là to.
Bằng cái quạt mo mà gọi là cầu bố,
Có cái đồi thông mấy cây lố nhố,
Mà cứ khoe khoang gọi đó là rừng,
Họ nói nhiều, choa đâu giám dửng dưng,
Không có lửa thì làm sao có khói,
Họ dèm pha, cũng làm mình nhức nhối.
Tự ngẫm quê mình sao vẫn cứ nghèo xơ,
Đất tỉnh Thanh ? một miền đất nên thơ.
Có biển mênh mông, trải dài theo đất nước,
Rừng bạt ngàn đến tận vùng Bá Thước.
Mỏ Crôm Cổ Định trữ lượng giàu,
Hàm Rồng hiên ngay hùng vĩ những nhịp cầu,
Vẫn kiêu hãnh vắt qua dòng sông Mã,
Sông Mã nên thơ vẫn trôi về biển cả,
Đã trở thành huyền thoại đất tỉnh Thanh,
Một dòng sông nảy lửa chiến tranh.
Vùi đáy sâu biết bao tàu bay Mỹ,
Ai đã đến đất Thanh rồi nhỉ?
Có ngỡ ngàng không khi đến đất nơi này.
Thị xã tranh nghèo nay đã lắm đổi thay,
Một thành phố nguy nga và tráng lệ.
Du khách đổ về nhiều không đếm xuể,
Khao khát hè về nghỉ mát biển Sầm Sơn.
Ôi ! Sầm Sơn, còn đâu nữa đẹp hơn?
Trai, gái đến không muốn rời xa nữa,
Biển đẹp hiền hòa như vòng tay mẹ.
Giang rộng đón con ôm chặt vào lòng,
Đến đất Thanh rồi thấy có tuyệt vời không???
Những đứa con xa vẫn nhớ vẫn mong
Mảnh đất mẹ khổ nghèo nuôi lớn,
Vẫn biết mẹ trải nhiều đau đớn.
Khổ đau nhiều nên càng mới yêu nhau,
Ta càng yêu tổ quốc bao nhiêu,
Càng tự hào quê mình Thanh Hóa.


LÀNG CHOA
Viết tặng những người "Thanh Hoá quê choa"

Làng choa không như xưa nữa
Bê tông hoá hết rồi tề
Mái nhà đâu còn tranh rạ
Tường vôi thay vách rơm bùn
Làng choa những con đường thôn
Chả còn bóng tre xanh mát
Dây điện chăng nhìn rối mắt
Cột đèn thay những hàng cây
Làng choa bi chừ khác trước
Cái no, cái ấm đương viền
Tiếng máy nhà ai xát gạo
Không phải ù ù cối xay
Làng choa toàn người lam lũ
Liền ông chưn lấm, tay bùn
Liền bà tảo tần buôn bán
Tối viền "dô tả, dô ta..."
Làng choa chả hề khác trước
Xưng hô vẫn là: mi, tau?
Thích hát bài ca "sông Mã"
Tắt lửa tối đèn có nhau

Chú thích: choa: chúng tôi, rồi tề: rồi kìa, chả: chẳng, bi chừ: bây giờ, đương: đang, viền: về, liền ông: đàn ông, liền bà: đàn bà, chưn: chân, mi: mày, tau: tao, "dô tả dô tả": điệu hò sông Mã, "sông Mã": Tên bài hát "Chào sông Mã anh hùng".

Viết về một vùng quê của Thanh hóa, cái này không rõ của ai...

Làng choa mi đã viền rồi
Bây chừ cá chẳng kho nồi đất nung
Đêm nằm đã có chăn mùng
Nghe con kha cắn vội tung đi mần
Chẳng ai sàng cấu bằng dần
Máy xay máy xát chẳng mần cái di
Biểu đi cứ thế mà đi
Đưa chu uống nác ở mô bây chừ
Con hĩm nhà ai lừ khừ
Đường tầu rau má bây giờ còn mô
Trên đường toàn những ô tô
Xe chu me kéo cất mô cả rồi...
Viền quê giờ thấy bồi hồi !!

Đố anh Huyền LT biết bài này nói về huyện nào của Thanh Hoá ?

Chốt lại vẫn phải có tí ti trào phúng....hé hé hé...em té....

Thanh Hóa quê choa đẹp tuyệt vời
Ao tù, nước đục đĩa tập bơi
Từng đôi trai gái đi mò ốc
Đẹp lắm, quê choa Thanh Hóa ơi

CHÁN CHƯA HUYỀN ƠI...???

6/6/09

Lớp ca của 20 năm sau

Đã hai mươi năm
Trường xưa lớp cũ
Lớp A bắng nhắng
Hay bị thày mắng
Nay đã đổi thay
Việt Hưng giỏi toán
Nay làm dự án
Trung Dũng lừng khừng
Trở thành bác sỹ
Tuyết Mai lũn cũn
Nay cũng trưởng thành
Dương cọp ngây ngô
Ở đâu ai biết
Kiều Phương tất bật
Tiếng Nhật líu lo
Thu Thuỷ dễ thương
lại đi bán thuốc
Hương Giang uỷ mỵ
Cũng bặt tăm hơi
Minh Ngọc mơ màng
Ngân hàng thâu nạp
Ngoc Phong ham học
Con sóc viễn thông
Sơn Khỉ lòng khòng
Nay không ai biết
Mất trí LONG kin
Lại lên giám đốc
Xin xỏ VÂN KHÁNH
Bảo hiểm đúng nghề
Đỏng đảnh HẢI AN
Lại làm cô giáo
Minh Tuấn hay gàn
Phàn nàn kartenex
Bảnh trai Trưong Tuấn
Lăn lộn công trường
Phương Thảo hay nhai
Chuyển qua địa chính
Hoàng Anh láo nháo
Phiêu bạt trời Nga
Lanh chanh Bích Hoà
Rẽ qua cơ học
Qua loa Tiến Dũng
Sao hợp kinh tài
Ướt sũng CẢNH LAM
Hạ tầng phát triển
Hùng Thế lang thang
Làm cho ngoại quốc
Bích Đào chê hết
Phát triển phát thanh
Vân chuột cao cao
Đuổi ra ngoại quốc
Biết tuốt Nhị Hà
Hàng không dịch vụ
Vân ngố xuề xoà
Inđô cũng ở
Trố trố Anh Minh
Số qua Tiệp khắc
Đức Bình linh tinh
Lình sình nước Đức
Thanh Bình Thơm béo
chẳng bén nhân duyên
Chị ở bảo tàng
Anh làm doanh nghiệp
Thục Phưong léo nhéo
Làm sao gây mê
Bộp chộp Sinh bột
Chuyên gia cơ khí
Xưa mê Hương Thảo
Nay chẳng vãng lai
Vênh váo Mạnh Hùng
Làm ông chủ lớn
To đùng lớp Trưởng
Sắp có baby
Thành Lâm ương bướng
Bỏ Nga hồi hương
Hâm hâm Trọng Huyền
Giáo viên hoá học
Luyên thuyên Châu hấp
Lập nghiệp phương xa
Thâm thấp Diệu Linh
Lấy chồng Bộ đội
Xinh xinh An trẻ
Nay đã một con
Lực sỹ Quang Hoài
Từ Úc về nước
Việt Hải loai choai
Tự làm giám đốc
Mai Hương mê mải
Kinh doanh thuốc tây
Nguyễn Thuỷ tinh tường
Đi khoan dầu khí
Linh Chi chăm chỉ
Thì nay phân tiền (Bộ Tài chính làm)
Minh Khánh tí ti
Đứng trên bục giảng
Thanh Nga mỏng mảnh
Phiêu bạt trời Nam
Quang quác Hoà gà
Nhà ga dầu khí
Ậm à Thuỷ Đỗ
Thiết kế công trình
Lỗ chỗ Hạnh Lưu
Chủ bao nhà thuốc
Quang bưu thồ sọt
Bươn bả khắp nơi
Bứt rứt Sơn Phì
Nhảy qua nước Đức
Lầm lỳ Nga Phạm
Da xạm Tuấn Anh
Đường băng nắng gió
Đêm ngày đứng ngó
Lo máy bay rơi
Đăng Quang bỏ dơi
Trong bài thơ trước
Trăn trở bước đường
Phục vụ sức khỏe
Phân phối đồ y (y tế)
Câu chuyện tuyệt vời
Lớp A là vậy
Chuyện xưa biết vậy
Thời thế đổi thay
Vật chuyển sao rời
Lớp A kiểu mới

- Phong "mén" 6/6/2009
Quang Vân "tinh chỉnh" 7/6/2009 -

Lớp ca thời 11A

Đời học sinh mênh mông
Tình học sinh trong trắng
Mười một A (11A) bắng nhắng
Thầy NGỌC chuyên môn mắng
Điển hình là VIỆT HƯNG
Lừng khừng như TRUNG DŨNG
Lũn cũn như XAM XÔ (TUYẾT MAI)
Ngây ngô như DƯƠNG cọp
Tất bật như KIỀU PHƯƠNG
Dễ thương như THU THUỶ
Uỷ mị như HƯƠNG GIANG
Mơ màng như MINH NGỌC
Ham học như NGỌC PHONG
Lòng khòng như SƠN khỉ
Mất trí như LONG kin
Hay xin là VÂN KHÁNH
Đỏng đảnh là HẢI AN
Hay gàn như MINH TUẤN
TRƯƠNG TUẤN rất bảnh trai
Hay nhai là PHƯƠNG THẢO
Láo nháo như HOÀNG ANH
Lanh chanh như BÍCH HOÀ
Qua loa như TIẾN DŨNG
Ướt sũng như CẢNH LAM
Lang thang như HÙNG THẾ
Hay chê là BÍCH ĐÀO
Cao cao như VÂN chuột
Biết tuốt là NHỊ HÀ
Xuề xoà như VÂN ngố
Trố trố như ANH MINH
Linh tinh như ĐỨC BÌNH
THANH BÌNH mê THƠM béo
Nheo nhéo như THỤC PHƯƠNG
Vấn vương lớp Toán 1
Bộp chộp như VĨNH SINH
Rung rinh vì Hương Thảo
Vênh váo như MẠNH HÙNG
To đùng là LỚP TRƯỞNG
Ương bướng như THÀNH LÂM
Hâm hâm như TRỌNG HUYỀN
Luyên thuyên như CHÂU hấp
Thâm thấp như DIỆU LINH
Xinh xinh như AN trẻ
Mạnh khoẻ như QUANG HOÀI
Loai choai như VIỆT HẢI
Mê mải như MAI HƯƠNG
Tinh tường như NGUYỄN THUỶ
Chăm chỉ như LINH CHI
Tí ti là MINH KHÁNH
Mỏng manh như THANH NGA
Quang quác như HOÀ gà
Ậm à như THUỶ ĐỖ
Lỗ chỗ như HẠNH LƯU
QUANG bưu hay thồ sọt
Bứt rứt như SƠN phì
Lầm lì như NGA PHẠM
Da xạm như TUẤN ANH
Mười một A (11A) vồ vập
Tập trung những nhân tài
Hãy ngó thử ai ơi
Mười một A (11A) kiểu mới!!!


- Tác giả "chưa tìm thấy" -

Rất cơ bản

Tôi nghĩ ban đầu như thế này là tuyệt vời rồi, lớp chúng ta đã có 1 blog riêng cho chính chúng ta, bây giờ mọi người sẽ có trách nhệm duy trì, nâng cấp dần sao cho trang web này ngày càng sinh động và thiết thực, thật sự là nơi hội tụ của nhiều ý tưởng. Cảm ơn Chi đã làm được một việc có ý nghĩa cho lớp.


5/6/09

Cam on Linh chi cau van chuan xac nhu ngay xua

Những bài hát một thời 12A

Mây lang thang

Mây, sao còn bay mãi không quay về đây
Sao còn lờ lững che ngang rừng cây
Sao còn hờ hững với tôi từng giây

Hay còn mơ nghĩ đến ai nào đây ?
Mây, xin dừng chân đến bên tôi một đêm
Xin đừng bay chốn môi hôn thật êm
Xin đừng nghe gió dâng lên thật cao
Xin đừng ân ái với muôn vì sao!

Đời tôi đã xót xa nhiều cũng vì yêu
Niềm thương nhớ biết đến bao giờ làm mây quên lãng
Chào mây nhé, mây bay về, về phía trời cao
Ôi niềm ao ước, mối tình tha thướt như làn mây lướt.

Mây, mây buồn mây khóc mỗi khi vào mưa
Hay là mây nhớ mối duyên tình xưa
Khi tình chưa biết đớn đau là chi
Khi dòng nước mắt chưa hoen vào mi

Mây, mây còn phiêu lãng đến bao giờ đây ?
Mây còn ngơ ngác lang thang về đâu ?
Xin dừng chân nói với nhau một câu
Xin đừng câm nín với nhau dài lâu


Tôi đưa em sang sông

Tôi đưa em sang sông, chiều xưa mưa rơi âm thầm
Để thấm ướt chiếc áo xanh, và đẫm ướt mái tóc em
Nếu xưa trời không mưa, đường vắng đâu cần tôi đưa
Chẳng lẽ chung 1 lối về mà nỡ quay mặt bước đi?

Tôi đưa em sang sông, bàn tay nâng niu ân cần
Sợ bến đất lấm gót chân, sợ bến gió buốt trái tim
Nếu tôi đừng đưa em thì chắc đôi mình không quen
Đừng bước chung một lối mòn, có đâu chiều nay tôi buồn...
Rồi thời gian lặng lẽ trôi,
Đời tôi là chiến binh đi khắp phương trời..
Mà đời em là ước mơ,
Đẹp muôn ngàn ý thơ, như ngóng trông chờ..

Hôm nao em sang ngang, bằng xe hoa thay con thuyền?
Giờ phút cuối đến tiễn em, nhìn xác pháo vướng gót chân..
Gót chân ngày xa xưa sợ lấm trong bùn khi mưa..
Nàng đã thay một lối về, quên cả người trong gió mưa ...

Một chuyến bay đêm

Giữa lòng trời khuya muôn ánh sao huyền, người trai đi viết câu chuyện một chuyến bay đêm. Cánh bằng nhẹ mơn trên làn gió, đời ngây thơ xưa lại nhớ lúc mình còn thơ.Nhìn trời cao mà reo, mà mơ ước như diều, để níu áo Hằng nga, ngồi bên dãy Ngân hà. Giờ sống giữa lưng trời, đôi khi nhớ chuyện đời mỉm cười thôi.

Đêm nay chuyến bay, trời xanh như màu áo. Đường Minh Đế nhàn du khắp tinh cầu, chạnh thương hai đứa giờ gối súng nơi nào, lâu lắm chẳng gặp nhau. Ban bè dù cách xa nào hay, tình nàng chửa nói nhưng mà say. Giai nhân hỡi khoé mắt em u hoài, theo tìm trong chuyến bay.

Có người hỏi phi công ước mơ gi?người ơi nhân thế muôn màu nào biết mơ chi? ước rằng từ khi tung nhịp cánh, tình ta yêu thương là gió nhân tình của mây ở đời ai hiểu ai, người bay trắng đêm dài, kẻ thức giữa đại dương và yên giấc ven rừng...bạn có biết chuyện này tôi ghi lúc vũ trụ còn ngủ say...

Đôi bờ

Đêm dài qua, dưới mưa rơi, em mong chờ anh tới
Cây cỏ hoa như nói nên lời em hạnh phúc nhất đời
Lòng em riêng biết có yêu anh, giữa tình đôi lứa ta,
Một dòng sông sóng nước long lanh, đôi bờ đâu cách xa.
Trên dòng sông, sóng đôi nhau, thiên nga đùa trên sóng

Bên bờ sông vai sánh vai nhau, đôi đôi bước theo dòng
Mình em riêng đứng ngóng trông anh, với tình yêu thiết tha
Một dòng sông sóng nước long lanh, đôi bờ đâu cách xa.
Đêm dần qua ánh ban mai đang lan tràn dâng tới.

Trên bờ sông soi bóng em dài, xa xa phía chân trời.
Mình em riêng thắm thiết yêu anh, với niềm tin thiết tha.
Một dòng sông sóng nước long lanh, đôi bờ đâu cách xa.
Mình em riêng thắm thiết yêu anh, với niềm tin thiết tha.
Một dòng sông sóng nước long lanh, đôi bờ đâu cách xa.

Linh hồn tượng đá

Trên dốc đá tôi tình cờ quen nàng
Ngồi bên nhau gọi tên nhau để rồi xa nhau
Em đã đến và đã đến như áng mây
Như cánh chim bay qua bầu trời

Ôi hình hài một vài giờ vui
Tôi muốn nói lên trọn lời êm đềm
Kề tai em bằng con tim một người yêu em
Trưa nắng cháy sợ gió núi xô sóng khơi
Tan vỡ mau nên tôi nghẹn lời
Nên cuộc đời trọn phận lẻ loi
Em ơi, em ơi thời gian gần gũi
Nào được bao nhiêu
Nào khi rời gót lòng đầy cô liêu
Nên xa em rồi tôi nhớ em nhiều

Em ơi, em ơi thà không gặp gỡ
Thà đừng quen nhau
Đừng cho hình bóng, đừng nhìn nhau lâu
Tôi không ôm ấp kỷ niệm đớn đau
Tôi đứng đó như hình hài một pho tượng
Chờ ai đây đợi ai đây và tìm ai đây


Nghe nuối tiếc gào thét giữa muôn sóng khơi
Nghe trái tim rung lên bồi hồi
Mong gì gặp lại lần thứ hai

Biển nhớ


Ngày mai em đi, biển nhớ tên em gọi về
Gọi hồn liễu rủ lê thê, gọi bờ cát trắng đêm khuya
Ngày mai em đi, đồi núi nghiêng nghiêng đợi chờ
Sỏi đá trông em từng giờ, nghe buồn nhịp chân bơ vơ
Ngày mai em đi, biển nhớ em quay về nguồn
Gọi trùng dương gió ngập hồn, bàn tay chắn gió mưa sang
Ngày mai em đi, thành phố mắt đêm đêm mờ
Hồn lẽ nghiêng vai gọi buồn, nghe ngoài biển động buồn hơn
Hôm nào em về, bàn tay buông lối ngõ
Đàn lên cung phím chờ sầu lên dây hoang vu
Ngày mai em đi, biển nhớ tên em gọi về
Chiều sương ướt đẫm cơn mê, Trời cao níu bước sơn khê
Ngày mai em đi, cồn đá rêu phong rũ buồn
Đèn phố nghe mưa tủi hồn, nghe ngoài trời giăng mây luôn
Ngày mai em đi, biển có bâng khuâng gọi thầm
Ngày mưa tháng nắng còn buồn, bàn tay nghe ngóng tin sang
Ngày mai em đi, thành phố mắt đêm đèn vàng
Nửa bóng xuân qua ngập ngừng, nghe trời gió lộng mà thương

Phượng hồng

Những chiếc giỏ xe chở đầy hoa phượng
Em chở mùa hè của tôi đi đâu
Chùm phượng vĩ em cầm là tuổi tôi mười tám
Thuở chẳng ai hay thầm lặng mối tình đầu.

Mối tình đầu của tôi
Là cơn mưa giăng giăng ngoài cửa lớp
Tà áo ai bay trắng cả giấc mơ
Là bài thơ còn hoài trong vở
Giữa giờ chơi, mang đến lại mang về.
Cánh phượng hồng ngẩn ngơ
Mùa hè đến trường khắc nỗi nhớ lên cây
Và mùa sau biết có còn gặp lại
Ngày khai trường áo lụa gió thu bay.
Mối tình đầu của tôi
Nhờ cây đàn buông tiếng hót xa xôi
Ai cũng hiểu chỉ một người không hiểu
Nên có một gã khờ ngọng nghịu đứng làm thơ.

[Lặp lại từ đầu]

Em chờ mùa hè đi qua
Còn tôi đứng lại, nắng ngập đường một vạt tóc nào xa.

Thời Hoa Đỏ

Dưới màu hoa như lửa cháy khát khao, bước lặng trên con đường vắng năm nao
Chỉ có tiếng ve ồn ào mà chẳng cho lòng người yên chút nào
Anh mải mê về một màu mây xacánh buồm bay về một thời đã qua
em thầm hát một câu thơ cũ
về một thời thiếu nữ say mê
( về một thời hoa đỏ diệu kỳ )
Mỗi mùa hoa đỏ về hoa như mưa rơi rơi
cánh mỏng manh xao xác đỏ tươi
như nuối tiếc một thời trai trẻ
Mỗi mùa hoa đỏ về hoa như mưa rơi rơi
như tháng ngày xưa ta dại khờ
ta nhìn sâu vào trong mắt nhau
trong câu thơ của em anh không có mặt
Câu thơ hát về một thời yêu đương
anh đâu buồn mà chỉ tiếc em không đi hết những ngày đắm say
Mỗi mùa hoa đỏ về hoa như mưa rơi rơi
Sau bài hát rồi em im lặng cái lặng im rực màu hoa đỏ
sau bài hát rồi em như thế em của thời hoa đỏ ngày xưa
sau bài hát rồi anh cũng thế ( hoa như mưa rơi rơi )

Anh của thời trai trẻ ngày xưa
Mỗi mùa hoa đỏ về hoa như mưa rơi rơi
Mỗi mùa hoa đỏ về hoa như mưa rơi rơi
Mỗi mùa hoa đỏ về hoa như mưa rơi rơi

Tình có như không

Tình là tình nhiều khi không mà có
Tình là tình nhiều lúc có như không
Tình xôn xao như giọt nắng lên cao
Cho lòng mình mang mang như làn khói
Tình trôi qua như là giấc chim bao
Ôi, tình đầu bỡ ngỡ cơn mộng du
Tình là tình nhiều khi không mà có
Tình là tình nhiều lúc có như không
Tình cho đi, cho từ lúc quen sơ
Cho thật nhiều vẫn ngỡ chưa hề cho
Tình cho đi nhưng chẳng nói năng chi
Nên ngập ngừng, mãi mãi mối tình câm
Tình một ngày tình xa ôi tình nhớ
Tình gặp rồi tình cứ nói vu vơ
Nên mà lòng thì vẫn cứ như thơ
Cả cuộc đời thì vẫn cứ như mơ
Tình là tình tìm nơi đâu cũng có
Tình gặp rồi nhiều lúc có như không
Chiều hôm kia trên đường phố anh qua
Anh tình cờ quen em bên hàng nước
Hàng mi thanh dưới vầng tóc em xanh
Cho đường chiều xao xuyến cơn mộng lành
Rồi tình chợt bừng lên như lửa nóng
Rồi tình là một tiếng sét thinh không
Này em ơi có phải lúc ta yêu
Ta vụng về chới với trong biển khơi
Này em ơi, em đẹp quá đi thôi
Áo học trò trắng xóa trong hồn tôi
Ô kìa tình nào chờ em nơi đường vắng
Ô kìa tình nào là những ngón tay đan
Thôi thì mình đành đứng mãi xa trông
Lại một lần tình có cũng như không
Lại một lần tình có cũng như không
Lại một lần tình có cũng như không

4/6/09

"Trần thuật" lễ kỷ niệm 20 năm

Hôm qua 31/5/2009 lớp 12A niên khoá 1986-1989 đã họp lớp, kỷ niệm 20 năm ra trường tại khu sinh thái Từ Liêm.

Thành phần: thầy Ngọc và 36 bạn, đặc biệt bạn Sinh vừa cắt ruột thừa xong cũng cố gắng đến dự (vỗ tay...). Đây là lần họp mặt đông đủ nhất của lớp ta 20 năm qua.


Các hình ảnh của cuộc liên hoan hôm qua còn lưu trong máy ảnh và camera của Khánh và Hải. Các bạn sẽ được xem lại trong đĩa CD và trên mạng.

Lớp có ra mắt 1 cuốn kỷ yếu, có nhiều bài viết và hình ảnh về 20 năm trước (bạn T.Bình tài trợ). Bạn B. Đào từ SG ra cũng tặng mỗi bạn 1 món quà lưu niệm.Các bạn không dự họp xin liên hệ với H.Phong để nhận kỷ yếu và quà.

Phần ăn uống thì rất tiếc không để phần cho các bạn vắng mặt được, mặc dù bạn M. Hùng đã nhiệt tình tài trợ thêm (51 người ăn cũng đủ).

Bí thư K. Phương đứng ra tổ chức Ban liên lạc của lớp do H.Phong làm trưởng ban, nhiệm kỳ trước mắt là 1/6/2009-31/5/2010 (có thể kéo dài không giới hạn).

Nói chung, buổi liên hoan rất vui, thời tiết mát mẻ. Mãi đến chiều, khi 1 số bạn có việc bận về trước (trong đó có "dễ thương như Thu Thuỷ") thì mới có vài bạn ở lại như kiểu: " người đi một nửa hồn tôi mất, còn nửa hồn kia...". May sao nửa hồn còn lại gặp được "một luồng sinh khí" mới (là M. Hạnh, theo cách nói của Tuấn đen) nên làm sống dậy 1 vũ điệu cho cả lớp thưởng thức.
Cuối cùng cả lớp ngồi vòng tròn (hình trái tim hay dạ dày gì đó) và nhìn nhau, khai báo về bản thân. Đoạn này tôi không tả nữa vì nó còn nằm trong máy quay hết pin của M.Khánh.

Trên đường về, cả lớp dừng ăn phở Láng Hạ, một lần nữa T.Bình tài trợ sau đó uống cà phê ở quán bên cạnh (lần này Q.Vân tranh quyền tài trợ với Bình, không biết kết quả thế nào vì anh em quay mặt đi). Lúc này sĩ số của lớp vẫn là 18 người (thêm N. Phong đưa con gái ra chào các bác).
21h chính thức giải tán.

Mong các bạn vui và khoẻ mạnh sau buổi họp lớp này. Ái ahhh, buồn ngủ quá.

- Trọng Huyền 1/6/2009 -

Câu chuyện đoàn tiền trạm

Thế là cuối cùng sau gần 2 tháng từ ngày nảy sinh ý tưởng họp lớp và làm kỷ yếu, hôm nay, ngày 10/05/2009 đoàn đi tiền trạm đã lên đường.

9 giờ sáng, giờ khởi hành như đã thoả thuận với các thành viên trong đoàn, trời mưa lâm thâm. Thời tiết mấy hôm nay ở Hà Nội đều có mưa, bầu trời u ám, mây đen dày đặc, có lẽ cơ hội có một ngày đẹp trời để đoàn lên đường là quá viển vông. Hơn nữa, theo thông báo ban đầu là có 8 thành viên thì đã có 2 do những lý do khác nhau không thể đi được. Một số thành viên khác dù được mời tham gia nhưng cũng không thể có mặt vì những lý do khác nhau. Nhưng đồng hồ đếm ngược chỉ còn có 20 ngày, khoảng 3 tuần để tìm một địa điểm lý tưởng cho việc họp lớp. Nào, thế là 9 giờ 30 phút, đoàn tiền trạm gồm Thục Phương, Hồng Phong, Đăng Quang, Cảnh Lam, Thanh Bình, Trương Tuấn đã leo lên một chiếc INOVA do bác sỹ (đã bỏ nghề từ lâu) Đăng Quang cầm lái thẳng hướng Sơn Tây tiến tới. Đích cuối cùng là Thiên Sơn - Suối Ngà với hy vọng sẽ có một địa điểm lý tưởng cho cuộc gặp gỡ 20 năm của những người bạn 12A Thăng Long.

Xe rời Hà Nội, thời tiết như không phụ công những người đi tiền trạm nên đã sáng hơn, không mưa, thời tiết đẹp. Đường từ Hà Nội lên tới Thiên Sơn - Suối Ngà khá suôn sẻ, không tắc đường, cũng không quá khó khăn khi tìm ra địa điểm giữa một rừng danh lam thắng cảnh của Sơn Tây như Khoang Xanh, Đầm Long…

Sau khoảng 1 giờ 20 phút, khó chính xác vì không nhìn kỹ đồng hồ, cổng Thiên Sơn - Suối Ngà đã hiện ra trước mắt. Một vùng trời nước mênh mông, núi non hùng vĩ, cây cối xanh tươi đang hiện ra trước tầm mắt. Sau khi xe vào bãi độ, một chi tiết đầu tiên khá thú vị đã diễn ra. Đó là thủ tục đầu tiên (mua vé) để vào khu du lịch.

Sáu thành viên 12A đã thong thả dạo bước tiến tới bên bàn bán vé. Với mức phí 50.000 VND/người đã làm cho các thành viên trong đoàn hơi lăn tăn suy nghĩ. Thực ra đó không phải là một khoản chi phí lớn cho một cuộc tham quan với một khu vực danh lam thắng cảnh như Thiên Sơn - Suối Ngà và nhất là với sự đầu tư của khu du lịch, nhưng mục đích chính của đoàn khảo sát chỉ là để tìm hiểu nên mức phí trên cũng khiến các thành viên trong đoàn có một cuộc tranh luận nho nhỏ.

Cuối cùng, khoản phí vào cửa (300.000 VND cho 6 người + tiền xe) hay sau này có thể gọi là khoản ngu phí, lãng phí hay gì gì nữa thì tuỳ bạn đọc…. vì sau một vòng quanh khu du lịch, các thành việc của đoàn khảo sát đã nhận ra, đây là một địa điểm lý tưởng cho nghỉ dưỡng những ngày cuối tuần nhưng lại có vẻ không phù hợp với một địa điểm để tổ chức một cuộc họp lớp. Nhưng với tinh thần cố gắng tìm hiểu đến cùng, đoàn tiền trạm đã tiến vào khu 2, sau đó sang khu 3 rồi vòng về khu 1 để tìm hiểu. Sau khi đi một vòng, tay lái Đăng Quang đã đưa mọi người trở lại bãi đỗ xe, điểm xuất phát ban đầu (hành trình vòng quanh khu du lịch kéo dài khoảng từ 10 đến 20 phút).

Một con đường nhỏ hiện ra với những tấm biển báo xép ngang đường chỉ vừa chỗ ô tô chui lọt. Tay lái Đăng Quang lại đưa anh em xuống Bãi 1. Sau khi đi khoảng 200 mét là hết đường, ô tô không thể đi tiếp. Sáu thành viên xuống xe đi bộ vào khu nghỉ dưỡng. Một nhà sàn với những cột gỗ khá to hiện ra trước mặt. Sau khi đi tham quan một vòng, Thục Phương dẫn đầu tiến vào đàm phán với một nữ nhân viên quản lý. Một mức kinh phí mới lại đưa ra để đoàn tiếp tục tham khảo:
+ Giá thuê nhà sàn khoảng 3,5 trieu.
+ Giá vé vào khu du lịch khoảng 2 trieu.
+ Tiền thuê xe ô tô để đến nơi (cả lớp cùng đi cho vui) khoảng 3 trieu.
+ Chi phí khác...
Như vậy là khoảng 10 triệu đồng. Một khoản tiền cũng không phải là quá lớn nhưng cũng là khá phí phạm vì địa điểm chỉ phù hợp cho một nơi để nghỉ ngơi, còn để họp lớp thì không thuận tiện lắm vì cảnh đẹp, các khu vui chơi rải rác.... nên họp lớp sẽ rất khó tập trung. Có lẽ địa điểm này chỉ đưa ra để đoàn giới thiệu cho các bạn khác muốn đi lên đây chơi cùng gia đình.

Thế rồi một cuộc thảo luận ngắn đã diễn ra, đoàn đã quyết định rời khỏi khu du lịch (với hai vé vào cửa được hứa hẹn khuyến mại cho lần lên sau trong túi). Nhưng khi ra đến cửa có một số bảo vệ chặn xe Đăng Quang lại, chắc là có sự cố gì đó sắp…?
Sau khi quay kính xuống, hoá ra chú bảo vệ (còn rất trẻ) nhắc nhở Đăng Quang lần sau không được đi xe vào khu vực này. Chú ta bảo là đã tuýt còi nhưng vì xe kín quá nên các thành viên trong đoàn không nghe thấy. Một sự cố ngoài ý muốn chăng?

Tạm biệt Thiên Sơn - Suối Ngà, đường về Hà Nội theo quốc lộ 32 đang diễn ra trước mắt. Sau một hồi dò đường, có cả đi lạc và cũng do công tác dò đường, đoàn đã tìm ra một con đường tắt để đi về. Trên đường 32 về Hà Nội có nhiều khu sinh thái khác hiện ra hai bên đường nhưng hầu hết đều đang xây dựng, nên có lẽ để đến kỳ họp sau (kỷ niệm 25 hay 30 năm gì đó….).

Địa điểm thứ 2, vườn quả Từ Liêm hiện ra trước mắt. Địa điểm này có lẽ khá quen thuộc với các bạn 12A vì đã họp kỷ niệm 15 năm lại hiện ra. Có lẻ cũng không nên mô tả quá chi tiết về khu du lịch sinh thái này vì đã quá quen với cả lớp 12A nhưng khác chút ít là nhiều cây cối hơn, khí hậu mát mẻ hơn và đặc biệt có hai sự kiện đang diễn ra: một của các bác ra trường niên khoá 1969-1972 và một buổi offline của một nhóm HPT.

Sau một buổi ăn trưa, và có lẽ với một số bạn là cả ăn sáng, đoàn đã quyết định như sau:
THỐNG QUA CHƯƠNG TRÌNH BUỔI HỌP LỚP (BÍ MẬT ĐỂ ĐẢM BẢO HỒI HỘP)
ĐỊA ĐIỂM TỔ CHỨC (QUYẾT ĐỊNH TỚI 90% NHỮNG VẪN ĐỂ NGỎ CHO NHỮNG THAY ĐỔI CÓ THỂ DIỄN RA): KHU DU LỊCH SINH THÁI TỪ LIÊM.
THỜI GIAN: 9 GIỜ 30 NGÀY 31/05/2009 (NẾU THAY ĐỔI THEO Ý KIẾN THÀY NGỌC HOẶC DO QUÁ NHIỀU BẠN YÊU CẦU SẼ THÔNG BÁO SAU).THÀNH PHẦN THAM DỰ: TẤT CẢ CÁC THÀNH VIÊN 12A, BAN TỔ CHỨC KHUYẾN CÁO CÁC BẠN NÊN ĐI MỘT MÌNH ĐỂ CÓ MỘT KHÔNG KHÍ 12A THÂN MẬT NHẤT. NHƯNG NẾU BẠN NÀO DO LÝ DO BẤT KHẢ KHÁNG (CON NHỎ, CHỒNG ĐI CÔNG TÁC, HOẶC MUỐN CÙNG CHÔNG HAY VỢ THAM GIA THÌ BAN TỔ CHỨC KHÔNG PHẢN ĐỐI).

- Phong "mén", 10/5/2009 -


Sơ đồ chỗ ngồi lớp 12A

3/6/09

Danh sách lớp 12A

1. Đỗ Thị Hải An
Sinh ngày: 26/04/1973.
ĐTDĐ: 0989.208.025, NR: 38.681839.
Email: hdothi@yahoo.com, dothihaian@gmail.com
Nơi làm việc: Đại học bách khoa HN; Địa chỉ: Số 1, B20, Nam Thành Công, P. Láng Hạ, Q. Đống Đa.
Chồng: Nguyễn Minh Hoàng. Nơi làm việc: CT Thành Lợi

2. Phùng Ngọc An
Sinh ngày: 19/04/1972.
ĐTDĐ: 0903.256.761, NR: 37.537108. Email: phungngocankts@yahoo.com.vn
Nơi làm việc: Công ty ATCO; Địa chỉ: Số 43 B Võng Thị, Tây Hồ, Hà nội.
Vợ: Nguyễn Thị Thu Hiền. Nơi làm việc: Tạp chí ôtô – xe máy.

3. Nguyễn Thị Hoàng Anh
Sinh ngày: 10/05 /1973.
Email: phuonghachuot@yahoo.com
Đang ở Nga. Địa chỉ: P. 304 K6, Bách Khoa, HBT, HN.

4. Nguyễn Tuấn Anh
Sinh ngày: 07/10/1973.
ĐTDĐ: 0913.513.859, NR:37.614344. Email: anhnt.legal@vietnamair.com.vn (mới đổi cuối 2010)
Nơi làm việc: Tổng công ty hàng không VN; Địa chỉ: Số 19 - Ngõ 125 Vĩnh Phúc, Q. Ba đinh.
Vợ: Nguyễn Thu Dung. Nơi làm việc: Tổng công ty hàng không VN.

5. Ngô Đức Bình
Sinh ngày: 01/01/1973
Email: ngoducbinh@yahoo.de
Đang ở Đức

6. Nguyễn Thanh Bình
Sinh ngày: 28/02/1973.
ĐTDĐ: 0903.218.181, NR: 62.512782. Email: binhnt@fpt.com.vn
Nơi làm việc: Công ty FPT- mobile; Địa chỉ: P.1702 - Nhà 17T4, Trung Hoà -Nhân Chính.
Vợ: Nguyễn Thị Hoàng Ngân. Nơi làm việc: Ở nhà.

7. Nguyễn Diễm Châu: Đang ở Bun

8. Lê Linh Chi
Sinh ngày: 11/06/1972.
ĐTDĐ: 0913.068.000, NR: 37.649482. Email: lelinhchihanoi@gmail.com
Nơi làm việc: Cục Tin học & Thống kê Tài Chính. Địa chỉ: Số 37 Tổ 23 Khu Văn hoá nghệ thuật Mai dịch.
Chồng: Vũ Đông Hưng. Nơi làm việc: Erisson Việt Nam.

9. Nguyễn Tiến Dũng
Sinh ngày: 25/04/1972.
ĐTDĐ: 0913.380.725, NR: 36.524436. Email: ntdung@vinashin-leasing.com
Nơi làm việc: Công ty TNHH một thành viên cho thuê tài chính công nghiệp tàu thuỷ.
Địa chỉ: Phòng 808- Nhà P3- Khu đô thị mới Việt Hưng.
Vợ: Nguyễn Thị Thu Hà. Nơi làm việc: Ở nhà.

10. Đỗ Trung Dũng
Sinh ngày: 29/12/1972.
ĐTDĐ: 0903.433.385, NR: 38.553921. Email: dungbsgmhs@gmail.com
Nơi làm việc: Khoa 1 C BệnhViện Việt Đức; Địa chỉ: 18 Ngách 77/5 Bùi Xương Trạch- Phường Khương Đinh-Thanh Xuân -HN.
Vợ: Vũ Thị Thu Hà. Nơi làm việc: Kho bạc nhà nước Q.Hai Bà Trưng.

11. Ngô Thị Bích Đào
Sinh ngày: 29/03/1972.
ĐTDĐ: 0903.434.000, NR: (08)38.211590. Email: bichdaobda@vnn.vn
Nơi làm việc: Công ty Cổ phần phát triển thiết bị Phát thanh truyền hình và Quảng cáo
Trường Giang, BDA.
Địa chỉ: Số 119/1 đường Yersin, phường Phạm Ngũ Lão, Quận 1, TP HCM.
Chồng: Đàm Quốc Hưng. Nơi làm việc: Tổng công ty phát triển phát thanh truyền hình thông tin - EMICO.

12. Trần Nhị Hà
Sinh ngày: 06/08/1972.
ĐTDĐ: 0983.693.912, NR: 38.693912. Email: nhiha.mfg@vietnamair.com.vn
Nơi làm việc: Ban dịch vụ thị trường-Tổng công ty hàng không Việt Nam.
Địa chỉ: K8- P.308, Bách Khoa, HBT, HN.
Chồng: Ngô Thanh Toàn. Nơi làm việc: Kiểm toán Nhà nước.

13. Vũ Việt Hải
Sinh ngày: 04/12/1972.
ĐTDĐ: 0983.935.696, NR: 22.285588. Email: viethai@icmail.net
Nơi làm việc: Công ty TRITEX Việt Nam. Địa chỉ: Phòng 1111- Chung cư Bộ Tổng tham mưu – Nhà A Khu Mỹ Đinh.
Vợ: Lê Thu Trà. Nơi làm việc: Panasonic Việt Nam.

14. Bùi Mỹ Hạnh
Sinh ngày: 17/04/1973.
ĐTDĐ: 0982.991.776, NR: 39.937357. Email: hbuimy@yahoo.com
Nơi làm việc: Công ty dược phẩm TW 2. Địa chỉ: P10- 16/3/495 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân Nam
Chồng: Lê Nhật Đông. Nơi làm việc: Tổng cục kỹ thuật - Bộ Quốc Phòng.

15. Phạm Thị Bích Hoà
Sinh ngày: 28/05/1972.
ĐTDĐ: 0123.415.4748, NR: 38.691939. Email: pbhoa@imech.ac.vn
Địa chỉ: 303- E7 Bách Khoa, HBT, HN. Nơi làm việc: Viện Cơ học-264 Đội Cấn

16. Nguyễn Việt Hoà
Sinh ngày: 27/12/1972.
ĐTDĐ: 0912.552.772, NR: 22.511726. Email: nvhoakiev@gmail.com
Nơi làm việc: PVN Việt Nam; Địa chỉ: P2206- Nhà 24T1- Trung Hoà-Nhân Chính.
Vợ: Trần Thuỳ Linh. Nơi làm việc: Công ty tái bảo hiểm Quốc gia.

17. Đinh Quang Hoài
Sinh ngày: 05/07/1972.
ĐTDĐ: 0903.234.507, NR: 38.682795. Email: hoforever_ho@yahoo.com
Nơi làm việc: WPV Engineering Co. Địa chỉ: Nhà 12 Z7B Ngõ I Tạ Quang Bửu, Bách Khoa, HBT, HN
Vợ: Trần Thi Anh Mai. Nơi làm việc: Swiss Contact.

18. Đinh Mạnh Hùng
Sinh ngày: 21/12/1972
ĐT: 0048600914002. Email: vietbach@interia.pl
Cộng Hoà Ba Lan
Vợ: Bùi Việt Nga

19. Trần Thế Hùng
Sinh ngày: 25/04/1972.
ĐTDĐ: 0904.251.730, NR: 38.694534. Email: tranhung@hawaco.com.vn .
Nơi làm việc: Công ty cổ phần HAWACO. Địa chỉ: Nhà 15 ngõ 37/2 Lê Thanh Nghị, Hai Bà Trưng, HN.
Vợ: Nguyễn Thị Quyên. Nơi làm việc: YAMAHA Việt Nam.

20. Lê Trọng Huyền
Sinh ngày: 28/03/1972.
ĐTDĐ: 0983.654.436, NR: 38.680109. Email: huyenlt1972@yahoo.com .
Nơi làm việc: Khoa CN Hóa học, ĐH Bách Khoa HN
Địa chỉ: P601 nhà A2 ngõ 229, phố Vọng- Hai Bà Trưng-HN
Vợ: Chu Ngọc Mai. Nơi làm việc: Bảo hiểm XH Hà Nội.

21. Nguyễn Việt Hưng
Sinh ngày: 14/05/1972
ĐTDĐ: 0988.776.836, NR: 22.144994. Email: viethung@melinhplaza.biz .
Nơi làm việc: Công ty Melinh plaza; Địa chỉ: Nhà 206- D14B Khu tập thể 08/03 Quỳnh Mai- HBT-HN
Vợ: Nguyễn Thị Bích Ngọc. Nơi làm việc: Trung tâm phát triển nông thôn bền vững.

22. Lê Mai Hương
Sinh ngày: 11/05/1972.
ĐTDĐ: 0912.570.397,NR: 35.145068. Email: hnmaihuong@yahoo.com . Nơi làm việc: Công ty dược phẩm sanofi aventis;
Địa chỉ: Số 19 ngõ 82 ngách 11, Nguyễn Phúc Lai, Đống Đa, HN.
Chồng: Hồ Phi Lục. Nơi làm việc: Công ty dược phẩm TRAPHARCO.

23. Lã Minh Khánh
Sinh ngày: 07/09/1973.
ĐTDĐ: 0904.154.455, NR: 62.510458. Email: khanhlm-fee@mail.hut.edu.vn
Nơi làm việc: Đại học Bách Khoa; Địa chỉ: Phòng 408, Nhà 17T5, Trung Hoà, Nhân Chính.
Vợ: Nguyễn Thị Đức Hạnh. Nơi làm việc: Văn Phòng quốc hội - UB các vấn đề xã hội.

24. Hoàng Thị Vân Khánh
Sinh ngày:13/10/1972.
ĐTDĐ: 0983.808.038, NR: 22.407760. Email: susi2000hn@yahoo.com
Nơi làm việc: Bảo hiểm dầu khí; Địa chỉ: Phòng 312- A15- Tập thể Đại học Kinh tế quốc dân.
Chồng: Vũ Tú Uyên. Nơi làm việc: Công ty Vĩnh Trinh.

25. Nguyễn Cảnh Lam
Sinh ngày: 15/07/1972.
ĐTDĐ: 0912.175.595, NR: 36.402678. Email: songlam72@yahoo.com
Nơi làm việc: Công ty cổ phần đầu tư và phát triển cơ sở hạ tầng Việt Nam;
Địa chỉ: A22, Lô 13, Đô thị mới Định Công, Hoàng Mai, HN.
Vợ: Ngô Thị Vân Anh. Nơi làm việc: Trung tâm truyền thông giáo dục sức khỏe – Bộ Y tế.

26. Nguyễn Thành Lâm
Sinh ngày: 11/02/1972.
ĐTDĐ: 0982.730.842, NR:36.415313. Email: tlvnco@gmail.com
Nơi làm việc: Doanh nhân; Địa chỉ: CT4B- X2-P804-Linh Đàm-Hoàng Mai-HN.
Vợ: Nguyễn Thị Huệ Nơi làm việc: Ở nhà.

27. Đinh Diệu Linh
Sinh ngày: 17/04/1972.
ĐTDĐ: 0912.348.161, NR:35.651928. Email: dd_linh@hn.vnn.vn
Nơi làm việc: Phòng XNK, công ty dịch vụ vật tư viễn thông Hà nội;
Địa chỉ: Số 14 ngõ 198/3 Lê Trọng Tấn Hà nội.
Chồng: Văn Thành Trung. Nơi làm việc: Cục Kỹ thuật - Bộ Quốc phòng.

28. Trần Hoàng Long
Sinh ngày: 09/05/1972.
ĐTDĐ: 0913.213.498, NR: Email:hatech-co@viettel.vn.
Nơi làm việc: Công ty CP Thiét bị Hàng hải HN
Địa chỉ: CT6, Phòng 718, Định Công, HN.

Vợ: Đoàn Thị Thu Thủy. Nơi làm việc: Công ty TNHH 3C Công nghiệp.

29. Trần Ngọc Tuyết Mai
Sinh ngày: 13/4/1972.
ĐTDĐ: 39048843, NR: 38.698777. Email: tuyetmai@idea.org.vn
Nơi làm việc: TW hội người khuyết tật; Địa chỉ: Phòng 303-Nhà K2- Đại học Kinh tế Quốc dân.

30. Đào Anh Minh
Sinh ngày: .
Email: daminh@yahoo.com. Nơi làm việc: Đang ở Czech.

31. Nguyễn Thanh Nga
Sinh ngày: 14/09/1972.
ĐTDĐ: 0909702569, NR: (08)39.707137. Email: datnga2004@yahoo.com
Nơi làm việc: Ở nhà; Địa chỉ: 408-Lô G, Chung cư Lê Thị Riêng, P15 Q10.

Chồng: Trần Quốc Đạt. Nơi làm việc: Công ty may mặc

32. Phạm Thị Nga
Sinh ngày: 07/12/1972.
ĐTDĐ: 0989.342.697, NR: 38.290915. Email: vccttcnnga@yahoo.com.vn
Địa chỉ: Số 3 đường 3 F361- An Dương- Yên Phụ -HN.
Chồng: Lê Duy Quý. Nơi làm việc: Cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng quân đội

33. Vũ Minh Ngọc
Sinh ngày: 22/10/1972.
ĐTDĐ: 0913.007.752, NR: 22.120212. Email: ngocvm@vpb.com.vn
Nơi làm việc: VPBank - 8 Lê Thái Tổ. Địa chỉ: E16-Chung cư 96 phố Định Công Thanh Xuân - Hà Nội..
Chồng: Trần Anh. Nơi làm việc: Công ty NOBLE VietNam – Sân golf Vân Trì.

34. Nguyễn Hồng Phong
Sinh ngày: 16/03/1972.
ĐTDĐ: 0953.306.633, NR: 36.272430. Email: Phongnh1972@yahoo.com hoặc phongnh@customs.gov.vn
Nơi làm việc: Tổng cục Hải quan. Địa chỉ: Số 54 ngõ 172 Hồng mai- Hai Bà trưng-Hà Nội.
Vợ: Nguyễn Thị Hồng Phương. Nơi làm việc: Công ty TNHH kiểm toán KPMG Việt Nam.

35. Nguyễn Ngọc Phong
Sinh ngày: 20/09/1972.
ĐTDĐ: 0903.231.434, NR: 38.588570. Email: nnphong@hn.vnn.vn
Nơi làm việc: Alcatel-Lucent Vietnam. Địa chỉ: 72/73/30/4 Quan Nhân- Nhân chính.
Vợ: Nguyễn Thanh Hương. Nơi làm việc: Bác sỹ bệnh viện Bạch Mai.

36. Lê Kiều Phương
Sinh ngày: 27/01/1972.
ĐTDĐ: 0903.290.701, NR:62872429. Email: konoike.hn@vnn.vn
Nơi làm việc: VPĐD Konoike Transport Co.,Ltd; Địa chỉ: Phong 1201, C3, Khu do thi My Dinh 1,
Tu Liem, Hanoi.
Chồng: Nguyễn Trang Minh. Nơi làm việc: Bộ quốc phòng.

37. Vũ Thục Phương
Sinh ngày: 05/06/1972.
ĐTDĐ: 0913.521.919, NR: 39.427790. Email: vtphuonggmhs@hotmail.com
Nơi làm việc: Bệnh viện tim Hà nội. Địa chỉ: .số 7 Ngõ 196 Bạch Mai

38. Nguyễn Đăng Quang
Sinh ngày: 11/05/1973.
ĐTDĐ: 0903.430.936, NR: 62.854224. Email: addhanoi@hn.vnn.vn
Nơi làm việc: Công ty TNHH Giải pháp khoẻ Thái dương.
Địa chỉ: Số 1 ngõ 161 Nguyễn Tuân- Thanh xuân -HN
Vợ: Nguyễn Thị Thái Hoà. Nơi làm việc: Công ty kiểm toán APEC.

39. Nguyễn Hồng Quang
Sinh ngày: 17/06/1972.
ĐTDĐ: 0906.263.888, NR:. Email: nhquanghnvn@gmail.com
Nơi làm việc: Công ty cổ phần tư vấn công nghệ thiết bị và kiểm định xây dựng COINCO.
Địa chỉ: Phòng 204 K6A, Bách khoa, Hà Nội
Vợ: Trần Thị Lan Anh. Nơi làm việc: Trung tâm viện công nghệ châu Á (AITCV).

40. Hoàng Vĩnh Sinh
Sinh ngày: 09/11/1972.
ĐTDĐ: 0917.148.486, NR: 38.692007. Email: hvsinh@mail.hut.edu.vn, hvsinh03@yahoo.com
Nơi làm việc: Khoa cơ khí- Đại học Bách khoa Hà nội.
Địa chỉ: K11A phòng 210 Bách khoa–HBT-Hà Nội
Vợ: Trần Thị Tuyết Mai. Nơi làm việc: Công ty BK Mech.

41. Nguyễn Khánh Sơn
Sinh ngày: 03 /10 /1972.
ĐTDĐ: ,NR: . Email: khanhson2004@yahoo.de
Địa chỉ: đang ở Đức.

42. Nguyễn Phương Thảo
Sinh ngày:10/9/1972.
ĐTDĐ: 0912.445545, NR:38.573893. Email: nguyenphuongthao1972@yahoo.com.vn
Nơi làm việc: Phòng Tài nguyên môi trường quận Hai Bà Trưng. Địa chỉ: Ngõ 89 Thái Hà.
Chồng: Đặng Phi Giao. Nơi làm việc: Trung tâm kỹ thuật dịch vụ hàng không.

43. Nguyễn Hương Thơm
Sinh ngày:10/08/1972.
ĐTDĐ: 0983.365458, NR:36.462030. Email: huongthombtls@yahoo.com.vn
Nơi làm việc: Bảo tàng lịch sử Việt Nam. Địa chỉ: Ngõ 179- Ngách 64 - Đường Vĩnh Hưng - Hoàng Mai
Chồng: Phạm Vũ Sơn. Nơi làm việc: Bảo tàng Quân sự Việt Nam 28A Điện biên

44. Đỗ Bích Thuỷ
Sinh ngày:18/09/1972.
ĐTDĐ: 0912.171859, NR: 38.685473. Email: thuydobich@gmail.com
Nơi làm việc: Tổng công ty Vinaconex. Địa chỉ: Nhà C1 ĐHXD, P.Phương Liệt, Ngõ 194 Giải Phóng, Thanh Xuân, HN.
Chồng: Nguyễn Khắc Kiên Nơi làm việc: Tổng Công ty đầu tư và phát triển Hạ tầng.

45. Nguyễn Bích Thuỷ
Sinh ngày:07/02/1972.
ĐTDĐ: 0903.488585,NR:36.411641. Email: quangthuyvn@yahoo.com
Nơi làm việc: Công ty liên doanh điều hành vietgazprom. Địa chỉ:Số 17 Ngõ 158 Phố Đại Từ-Hoàng Mai-HN.
Chồng: Nguyễn Đăng Quang. Nơi làm việc: Trường Đại học giao thông vận tải.

46. Lê Thị Thu Thuỷ
Sinh ngày:30/10/1972.
ĐTDĐ: 0904.118313, NR: 36.641081. Email: thuthuyhnvn@hotmail.com
Nơi làm việc: Ebewe Pharma. Địa chỉ:Phòng 1906 B, 102 Thái Thịnh, HN.
Chồng: Nguyễn Thanh Tùng. Nơi làm việc: Công ty liên doanh Cửu Long.

47. Phạm Minh Tuấn
Sinh ngày:28/04/1973.
ĐTDĐ: 0913.208487,NR: 38.684049. Email: kartenex@hn.vnn.vn hoặc tuan@kartenex.com
Nơi làm việc: Công ty KARTENEX. Địa chỉ: 21 Ngõ 40 Tạ Quang Bửu- Bách khoa.
Vợ: Bùi Thị Thanh Xuân. Nơi làm việc: Công ty Bảo hiểm- Ngân hàng công thương.

48. Trương Anh Tuấn
Sinh ngày:25/04/1972.
ĐTDĐ: 0903.265310, NR: 38.693835. Email: ta_tuan_73@yahoo.com hoặc tuanta@vinaincon.com

Nơi làm việc: tổng Công ty xây dựng công nghiệp việt nam (VINAINCON) số 5 Láng Hạ.
Địa chỉ: K2-p404-Bách Khoa-HBT - Hà Nội.
Vợ: Vũ Hồng Quý. Nơi làm việc: Tổng công ty dược Việt Nam.

49. Mai Hà Thanh Uyên
Sinh ngày:13/08/1972.
ĐTDĐ: 0903.007187, NR: (08)62758804. Email: Mai_Ha_Thanh_Uyen@bat.com
Nơi làm việc: British American Tobaco. Địa chỉ: Q7- HCM- Q60- Tân Quy đông
Chồng: Đặng Trường Sơn. Nơi làm việc: Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn.

50. Nguyễn Quang Vân
Sinh ngày:02/03/1973.
ĐTDĐ: ,NR:37.820669. Email: nqvan@poczta.onet.pl.
Địa chỉ: Phòng 17.1 Toà nhà Vimeco, Phạm Hùng, Hà nội.
Nơi làm việc: Đang ở Ba lan.

51. Trịnh Tường Vân
Sinh ngày:24/01/1973.
ĐTDĐ: , NR: 37.180261. Email: tgvan@yahoo.com
Nơi làm việc: Vietnam Airlines, Sân bay Gia Lâm. Địa chỉ: 204 Âu Cơ- Tây Hồ- Hà nội.
Chồng: Nguyễn Kỷ Anh. Nơi làm việc: Ban Thư ký ASEAN (ASEAN Secretariat).

Hịch họp lớp kỷ niệm 20 năm

Một mùa hè nữa lại đến. Tháng năm rợp trời hoa phượng đỏ. Tháng năm rộn rã tiếng ve kêu. Màu hoa đỏ gợi nhớ một mùa thi năm trước. Tiếng ve khắc khoải buổi chia tay ngày nào. Một ngày của hai mươi năm trước.

Hai mươi năm qua chúng ta đi những đâu? Kẻ lênh đênh từ Nga sang Đức, người lặn lội ra Bắc vào Nam. Có khi nào thấy trên đường bóng dáng ai như thầy chầm chậm đạp xe qua?

Hai mươi năm rồi chúng ta ở những đâu? Kẻ chuyển chỗ từ quê lên phố, người đổi nhà cấp 4 thành vila. Một trưa nào nép mình dưới gốc cây bên ngôi nhà cũ, tưởng còn nghe tiếng bạn nhí nhảnh cười đùa.

Hai mươi năm qua chúng ta còn gặp nhau? Những mùa cưới hò nhau đến góp vui cùng bạn, nấn ná chuyện trò bên mâm cỗ cuối cùng. Một ngày buồn nghe tin mẹ bạn mất, lòng rụng rời sắp xếp việc cơ quan.

Hai mươi năm rồi chúng ta đa gặp nhau? Những ngày Tết hẹn tụ tập cả lớp ở nhà ai đó, rồi chỉ mươi người đến còn lại là vướng bận việc gia đinh.
Rồi cứ thế năm tháng trôi qua…

Nhưng lần này là kỷ niệm 20 mươi năm. Chúng ta quyết không nhân nhượng nữa. Hãy quên đi công việc mưu sinh mệt mỏi, hãy gác lại chuyện gia đinh, dỗ dành chồng con, nhất định dành riêng một ngày cho mình, cho lớp.

Một ngày cả lớp mình gặp lại nhau, cùng trở lại là những cô cậu học sinh năm nào. Không phân biệt ngày xưa ai học giỏi thi đỗ thủ khoa, ai lận đận học tài thi phận ; không kể giờ đây ai công thành danh toại, ai còn hàn vi long đong, về đây chúng ta cùng nắm chặt tay nhau trong TÌNH BẠN.

Vậy thì kẻ ở xa hãy mua vé máy bay, tàu hoả; người ở gần hãy sắm sửa rượu nồng và hoa thơm. Tất cả cùng chuẩn bị cho ngày vui gặp mặt !

Nhanh chân lên nào các bạn ơi, trống xếp hàng đang đổ dồn!

- Trọng Huyền 23/5/2009 -

Nhớ về lớp A Thăng Long

Tớ học cấp 2 ở trường Tô Hoàng, ngôi trường nổi tiếng bởi bọn anhThêm Ảnh chị ở Đê Tô Hoàng. Hầu hết các bạn học cùng cấp 2 với tớ đều lên và học cùng ở cấp 3 Thăng Long.


Tớ thuộc loại học làng nhàng, nghịch ngầm với nhiều trò làm các thầy cô đau đầu. Mẫu giáo thì cầm đầu bọn cùng lớp ăn trộm nam châm và lấy lúa non ở mảnh ruộng sau lớp khiến cho cô giáo chủ nhiệm bị cô Hiệu trưởng khiển trách. Cấp 1 thì nghịch đến mức độ bị treo khăn quàng – lên cấp 2 thì cứ lấy khăn quàng… treo vô tư mà chẳng thấy ai hỏi cả, hê hê. Cấp 2 thì đánh nhau với mấy đứa lớp khác (tớ nhớ không nhầm là mấy đứa lớp 7A của Lam lác) rồi còn bị bọn đầu gấu chặn đường đánh mũ cối vào mặt sưng vêu. Nếu ông già tớ lúc đó không phải ở trong ban phụ huynh thì tớ chắc chẳng còn được học nữa rồi. Vậy mà cấp 3 không hiểu sao ngoan thế - thậm chí trong trí nhớ của cả lớp thì tớ chẳng có kỷ niệm nào đáng nhớ cả. Gần như mọi hoạt động của lớp tớ chẳng tham gia được, chủ yếu là do bố mẹ. Nhiều khi ức phát khóc vì bà già toàn ngăn cản không cho đi chơi với các bạn vào những phút cuối. Cái này tớ rút kinh nghiệm để thằng cu nhà tớ sau này sẽ không bị như vậy.

Ấn tượng đầu tiên khi học ở lớp A là hình như các thầy cô rất ưu ái cho lớp thì phải. Sổ đầu bài lúc nào cũng có chuyện – nhất là nói chuyện riêng và hay cãi thầy cô, chấm điểm thường là 7, 8 vậy mà đầu tuần lớp luôn được sắp đứng thứ nhất hay nhì. Hồi lớp 11, tớ nhớ có chuyện lớp bị phạt phải quét sân trường nhưng mọi người quét gọi là có nhưng Ban giám hiệu hầu như không nhắc nhở gì cả. Cũng có sự ganh đua ngầm giữa lớp A và lớp G trong việc sắp thứ hạng của Trường. Lớp A theo quy ước là lớp toán nhưng làm văn khá hay – nổi tiếng vẫn là Phong “mén”. Mỗi lần làm bích báo, hắn ta ngồi một lúc là đẻ ra mấy bài liền cho mấy đứa ngồi bên cạnh. Đọc lên nghe cũng rất kêu, toàn là thơ lục bát giống của bác Tố Hữu. Lớp G toàn mấy bạn gái xinh đẹp – thi thoảng cũng làm mấy chú lớp A xao động (sẽ có chú giật mình đây, hi hi).

Một ấn tượng cũng khó quên là các thầy cô giáo của lớp. Đầu tiên là thầy Ngọc chủ nhiệm lớp. Tâm lý và tôn trọng ý kiến của học sinh là 2 điểm nổi bật ở thầy. Phong “mén” đa từng đứng lên tranh luận với thầy về cách giải của 1 bài toán – khá căng thẳng và cả lớp cứ trố mắt vì anh “mén” viện toàn những tài liệu cao siêu để chứng minh. Cả lớp vẫn được duy trì được một thói quen đến tận ngày nay là đến thăm thầy nhân ngày 20/11 hàng năm. Thầy vẫn khoẻ, nhanh nhẹn và rất vui khi thấy lũ học trò xưa kia nay đã trưởng thành mọi mặt. Thầy Ngọc còn là thầy chủ nhiệm cô em gái của tớ từ 1989-1992.

Một người nữa tớ cũng có ấn tượng đó là cô Ngọc dạy môn địa lý. Cách dạy của cô ấy là bắt cả lớp đọc sách, viết tóm tắt vào vở rồi kiểm tra vở. Cách dạy này làm cho cả lớp bị ức chế, không thích thú gì và cho rằng cô ấy lười không muốn dạy. Cũng có thể đúng vậy. Nhưng đến giờ, tớ lại phải áp dụng cách này khi tớ dạy cho sinh viên bởi vì bọn nó lười và quá thụ động trong học tập. Giảng và viết lên bảng chỉ làm cho bọn nó lười đọc sách. Chỉ có một điểm khác là tớ yêu cầu bọn nó lên trình bày những gì đọc được cho cả lớp nghe và tớ góp ý, sửa lại cho bọn nó. Cách này khá hay và được bọn trẻ con hưởng ứng nhiệt liệt. Một thầy nữa dạy môn Sinh vật (tớ quên tên). Tớ cứ nhớ mãi một câu của thầy ấy là “thầy giáo chỉ là người truyền đạt lại những kiến thức do nhân loại khám phá được cho học sinh chứ không phải là người phát minh ra những kiến thức đó”. Khi đứng trên bục giảng tớ mới hiểu được câu nói của thầy và nó góp phần làm thay đổi quan điểm giảng dạy của tớ đối với sinh viên.

Tớ còn nhớ lớp 12A còn có cô Hậu, “bà la sát” với những bác học sinh giỏi của lớp. Những cô cậu nào làm tắt, viết cộc lốc,… đề bịcô ấ cho để thấ dù kế quả đúng. Nắm được điểm này, tớ có được một học kỳ năm 12 được 10 phẩy cho môn hoá. Bây giờ thỉnh thoảng gặp lại cô, tớ vẫn nói đùa “cô có nhận ra đứa mà cô cho toàn 10 không ạ?”. Tất nhiên cô chỉ cười trừ thôi –làm sao mà nhớ được.

Cô giáo cuối mà tớ nhớ là cô giáo dạ văy 12. Tớ nhớ cô ấy có cách phẩy tay khi giảng về một vấn đề gì đó –giống như là “có thế mà cũng không hiểu" ấy. Thế quái nào mà cả một học kỳ 2 (lớp 12) tớ toàn bị 4 điểm, ngay cả thi học kỳ cũng …4 điểm. Tổg kế họ kỳ 2 được đúng 4 phẩy –học sinh trung bình. Lên cãi nhau với cô ấy một chặp và lý luận “sao bạn Uyên béo viết văn cũng thế mà được 9 điểm, em chỉ có 4”–hê hê, như truyện tiếu lâm ấy. Cuối cùng tớ kết luận: gu của mình khác gu của cô ấy nên phải chịu.

Trên tất cả đọng lại trong tớ là tình bạn giữa những thành viên của lớp mà nó vẫn tồn tại đến tận bây giờ. Dạo đó, nếu tớ nói đi chơi thì còn lâu mới đượ ông bà già cho đi –nhưng cứ nói là đi vớ Phong “phệ” thì không phải lo gì cả được phép ngay. Cậu chàng này ít nói nhưng nói câu nào là buồn cười câu đấy. Phong “mén”thì bô lô ba la, rất nhiệt tình với mọi người –mấy thằng trong lớp có một lần xúm vào tụt chiếc giày đỏ của anh “mén” ném lên nóc nhà khiến anh chàng nổi cáu đá vào đít tớ một cái đau đến vài tháng sau mới hết mà chẳng dám kêu. Còn với Lam “lác”thì chắc vẫn nhớ món bánh chưng hấp hơi nhão nhoét hồi tết năm lớ 12. Uyên “béo”trong trí nhớ của tớ hồi mẫu giáo là rất xinh đẹp, hát hay. Lên học cùng cấp 3 thì …to đùng ra dáng một bà chị. Phong
“phệ”, Kiều Phương và tớ rất hay đi với nhau trên chiếc xe cúp 79 –toàn đèo 3 mà không bị công an bắt, hê hê. Tớ còn có một ấn tượng nữa là về bạn Mai Hương: học chắ chắc, ít nói. Có một lần tớ loay hoay giải bài lượng giác mãi không làm được thì bạ ấy giải veo một cái xong luôn. Hùng “lùn”là một người bạn khá đặc biệt: họ cùng với nhau đế tận cùng (từ mẫu giáo đến tận đại học). Đối với Hùng “lùn” tớ có khá nhiều kỷ niệm trong cả lúc học và cả khi đi làm. Tớ rất mừng vì cậ ấy đã biết vượt qua nhiều khó khă tưởng chừng như không thể vượt qua được để có được những thành công ngày hôm nay.


Tớ không thể nhớ hết được những kỷ niệm vớ các bạn cùng lớp. Cấp 3 cũg để lại trong tớ những rung động đầu đời khi có một cô nàng học cùng lớp học thêm tặng tớ một bông hoa hồng trắng cùng một cái nắm tay vào đúng hôm cuối cùng làm lễ kết thúc việc học ôn. Bông hồng đó tớ kẹp trong sổ tay và giữ gần 15 năm sau thì bị mất khi chuyển nhà. Không có thông tin gì về cô nàng đến tận ngày hôm nay.

20 năm trôi qua, mỗi người lớp A hồi ấy đa trưởng thành nhưng những hồi ức về thời học sinh chắc chắn sẽ vẫn là những kỷ niệm đẹp mà mỗi người đều trân trọng và gìn giữ.


- Sinh "bột" -
Hà nội, tháng 5 năm 2009

Những ngày đầu ở 10A

“...Tuổi học trò thường buồn vu vơ
Thức bao đêm làm thơ rồi đợi chờ...”

Ai cũng có một tuổi trẻ được cắp sách đến trường, tôi may mắn không là một ngoại lệ, 12 năm đến trường là 12 năm có rất nhiều những kỷ niệm vui buồn, viết ra chắc không hết được. Nhưng giai đoạn 86 – 89 có lẽ là khoảng thời gian tôi cảm nhận một bước ngoặt đầu tiên trong cuộc đời học tập của mình. Cái tuổi 15 chưa phải là người lớn nhưng cũng không còn như một cậu bé ham mê các trò lê la chơi bi, đánh đáo ngày nào, đã bắt đầu để ý đến mình và những người xung quanh nhiều hơn, muốn làm gì đó to tát hơn. Những câu chuyện về 3 năm học chung thì nhiều lắm hãy để người khác kể lại, tôi viết ra đây vài dòng cảm tưởng về quãng thời gian bắt đầu bước vào lớp và dần làm quen với những người bạn ban đầu.

Nhớ mùa hè năm 1986 là thời điểm phải luyện học và ôn thi nhiều lắm, thi tốt nghiệp cấp 2, thi vào cấp 3 và thi vào lớp điểm. Học và thi là hai từ tôi ấn tượng nhất. Tôi nhớ khi biết điểm đỗ vào cấp 3 của tôi, ông già đã thưởng cho một chuyến đi biển Sầm Sơn những tận 5 ngày, ăn toàn hải sản, vui chơi thỏa thích với sóng biển, gió mát, đồi trăng đầy đom đóm trông rất lạ mắt những tưởng đã thoát được cảnh thi cử thì khi chân ướt chân ráo về nhà được 1 ngày đã thấy Hoài tầu đến chơi và nói trường Thăng Long sắp tổ chức thi tuyển vào lớp điểm, niềm vui chưa no thì cái lo mới sắp đến. Thế là một lớp luyện thi mới lại xuất hiện do thầy Khải tổ chức, lớp có tôi, Minh meo, Hoài tầu, Bắc chí... và mấy bạn lớp G sau này như Hải Thanh, Lâm tã, Việt Dũng, Phương Lan...Thầy Khuông dạy văn, thầy Thanh dạy toán. Nói thật là lúc đấy lo thế thôi chứ học thì cứ học mà chơi thì còn nhiều hơn, mấy lần không làm bài tập đã bị thầy Thanh mắng là lũ này lười học chỉ phí tiền cha mẹ, đi tìm thầy Thánh mà luyện, vừa buồn cười vừa sợ, Bắc chí bị mắng nhiều nhất...Thế mà cả đám học trò đấy cũng vào được lớp điểm.

Hôm đầu tiên vào lớp cảm giác vừa quen vừa lạ, quen vì trường Thăng Long ở gần nhà với những dãy nhà cấp bốn mái ngói nằm san sát là nơi tôi đã quá quen mắt, là đến nửa lớp là các bạn đã cùng học từ hồi phổ thông, thậm chí từ thuở mẫu giáo, lạ là lần đầu mình có một thầy giáo đứng tuổi làm chủ nhiệm chứ trước đó cô chủ nhiệm của tôi toàn là cô giáo trẻ và xinh thôi, nhìn gương mặt của nhiều bạn mới cũng đầy nét bỡ ngỡ, e dè như mình.

Khi bố trí chỗ ngồi, Thầy Ngọc xếp các bạn nam ngồi riêng, các bạn nữ ngồi riêng 1 bàn, điều này khác hẳn với những năm lớp dưới cô giáo hay xếp nam nữ ngồi xen kẽ, chắc để giảm bớt cái nghịch của tuổi ô mai xấu? Năm lớp 10 không biết như thế nào mình bị phân làm tổ trưởng, tổ của mình đa số là nữ vừa có “đảng” lại còn có “chính quyền”, lớp trưởng là Mai Hà Thanh Uyên (năm lớp 1 mình đã biết đến người có cái tên này rồi, đọc lên ngẫm đến người càng thấy hợp), một bạn gái vui vẻ xinh xắn hay bị Bắc chí trêu chọc, suốt ngày bị buộc hai bím tóc vào gầm bàn, có bận còn bị thả sâu róm vào áo khiến lớp trưởng mấy lần phải rú lên; bí thư là Lê Kiều Phương, một bạn cũng rất nhiệt tình trong các hoạt động của lớp và nhà trường, những năm học cùng tôi thấy bạn luôn được bầu là lớp trưởng, liên đội trưởng, bí thư chi đoàn. Ngồi cạnh tôi lúc đó là Hoài tầu, Bắc chí và Long kin, những người bạn nối khố từ thời mẫu giáo, Hoài tầu hiền lành nhưng nói chuyện tếu, chẳng hiểu sao tôi rất muốn trêu anh ấy, sau này Hoài tầu mắt kém nên được thấy Ngọc cho lên bàn đầu cạnh Minh meo và Hải lé thay chỗ Bình trạc chuyển sang lớp G, mình cảm thấy tiếc không biết có làm gì phật lòng bạn bè không, Bắc chí tuy to cao nhưng lại không hay bắt nạt tôi vì đã có Uyên béo làm “mồi ngon” chỉ có Long kin là thỉnh thoảng vặn tay tôi đau điếng, cái thằng đến khỏe luôn là một trong những đầu tàu thể thao và lao động trong lớp, chạy vòng quanh trường, mình chạy trước 5 mét mà tay ấy còn đuổi kịp. Tuy hay bắt nạt mình nhưng không hiểu sao mấy năm sau mình vẫn muốn ngồi cùng bàn. Dũng bazo được điều sang ngồi cạnh, tôi có cơ hội quen thêm bạn mới đồng lớp phó với Bích Đào (tổ lắm lãnh đạo thế không biết), học thông minh nhưng mỗi tội nghịch ngầm. Không phải chỉ riêng Bình béo sau này là nạn nhân đâu, trong tiết Văn của cô Hồng Anh tôi và hắn cùng ngồi nhìn vẩn vơ lên trần nhà vì nó bảo thấy cả trời xanh qua kẽ ngói nghe từa tựa tên phim Trời xanh qua kẽ lá của bộ phim Ván bài lật ngửa, thế mà hâm thế nào cũng cứ mải nhìn quên cả cô đang giảng bài, cô bắt cả hai đứng lên nhắc lại nhưng có nghe gì đâu mà trả lời, mấy bạn nữ cứ ngậm miệng cười trêu, may có Uyên béo nhắc vài câu và cô giáo cũng vị tha chứ nếu không thì nhẹ được ăn 0, bị ghi tên vào sổ ghi đầu bài mà nặng có khi thầy Ngọc bắt viết sổ liên lạc mời phụ huynh đến gặp nhau cuối tuần.

Điểm 0 đầu tiên của tôi là môn quân sự của thầy Lê Ba, thầy giáo có kiểu vừa giảng vừa thỉnh thoảng quay xuống cười vẩn vơ với lớp, hôm đấy có bài kiểm tra toán của thầy Ngọc, do mải tập trung cho môn toán nên quên không ôn bài quân sự, nhìn thầy giáo dò sổ điểm cứ thót cả tim, thế mà phải lên bảng thật, nhớ mang máng vài câu trong bài đọc ra thầy bảo cậu chỉ nói may thôi rồi ghi con 0 rõ to bên lề và bảo về chỗ hôm sau sẽ kiểm tra lại. Cái câu “tiên học lễ hậu học quân sự” tôi nghe Hùng lùn gào lên đầu tiên từ những hôm thầy bắt đầu giảng bài. May sau này thầy cũng thương tình xóa điểm 0 đó, thầy cũng tốt đấy chứ, phải không? Lần kiểm tra tập đội ngũ thầy Ba bảo tổ trưởng kiêm luôn tiểu đội trưởng hô các bạn tập quay phải quay trái, đi đều, mình hô thế nào lúc quay lại thấy chị em quay mỗi người mỗi hướng, thầy dọa lệnh không nghiêm là lỗi tại chỉ huy phạt trừ điểm, thế là cứ phải hô đi hô lại buồn cười mà cứ phải nhịn. Không biết có duyên gì với môn quân sự không mà sau này đã có thời gian tôi đã từng ở trong quân ngũ...

Vì có đông chị em nên tổ thường hay tổ chức đạp xe đi chơi lang thang, vào công viên chụp ảnh ăn kem, đến dự sinh nhật nhau hay đến nhà ai đó nấu nướng ăn uống, đến nhà Uyên béo bác Kỳ còn tranh thủ hỏi thăm kiểm tra kiến thức nữa chứ, không khí thật vui vẻ trong sáng, mọi người cứ gán ghép tôi với bạn Thu Thủy đâm ra khi tiếp xúc cứ thấy ngại ngùng làm sao ấy, bây giờ thấy mình hồi đó khờ dại thật. Bạn nữ có cá tính mạnh trong tổ là Hải Yến, bạn học giỏi môn toán hay được thầy Ngọc gọi lên bảng giải bài và ấn tượng nhất là mỗi khi viết xong lại tung phấn lên bàn thầy giáo, tôi nhớ nhất trong một tiết địa của cô Ngọc cô giáo nói gì đó nặng lời mà bạn ấy đã đứng bật dậy phản ứng lại nên bị cô giáo mắng là hỗn, mấy tiết sau cứ ngồi khóc thút thít, hỏi gì cũng không nói nhưng khi tan học phản pháo trêu lại tôi ngay. Sau bạn chuyển trường khác tôi cảm thấy luyến tiếc vì thời gian gắn bó ít quá, lớp chúng ta thiếu đi một bạn gái thông minh tinh nghịch mà nếu còn cùng học chắc sẽ đóng góp nhiều việc ấn tượng khác nữa. Hôm chia tay 3 bạn cũng là tối hôm đó cả lớp có cuộc gặp ngoại khóa đầu tiên ở công viên: xem bắn pháo hoa. Pháo bắn vừa ít vừa xấu mà người chen nhau phát khiếp, thầy Ngọc ngồi sau bị đám đông xô đẩy ngã dúi xuống may có Hưng cẩu và bạn Minh Ngọc (một hoa khôi của lớp) kịp kéo thầy lên, không thì chẳng biết thế nào nữa. Tôi quen Hưng cẩu qua Long kin, rất hay xuống góc của tôi chơi, gặp bọn tôi thì ít mà có lẽ muốn nhìn ai đó nhiều hơn, Những tối đi học thêm Hưng cẩu thường qua đón tôi bằng chiếc xe mini cà tàng, hai đứa đạp loanh quanh Bách Khoa cả tiếng đồng hồ mới vào lớp học có hôm hỏng xe không có tiền sửa phải dắt bộ, đến lớp muộn bị bác Hoa dạy hóa mắng té tát, học không lo cứ nhong nhóng chạy rông, bác còn dọa về báo ông già mình nữa. Nghĩ lại thấy giáo viên ngày xưa thật tận tình và có trách nhiệm. Dần dần trong quá trình học tập, lao động, đi đá bóng tôi quen thêm Lam lác, Hòa cồ, An xồm, Trung Dũng, Đăng Quang...những bạn trai vui vẻ, thông minh, có tâm hồn nghệ thuật. Chơi với nhau suốt 3 năm, thế mà sau này khi vào đại học, đến nhà An chơi tôi mới biết bạn có năng khiếu vẽ rất đẹp, tôi hỏi sao bạn không thi vào kiến trúc, cậu ta cười và cho tôi xem thẻ sinh viên Trường ĐHKT Hà Nội. Về sau An và tôi đã từng cùng có tên trong bản vẽ thiết kế một số công trình dân dụng...

Vài nét sơ phác ôn lại một thời điểm vụng về, bồng bột khi mới bước vào 10a, với mục đích mong sao 5 một lần, chúng ta lại được dịp về bên nhau nhớ lại kỷ niệm xưa. Nếu lỡ một lần, phải 10 năm sau mới có dịp gặp mặt. 5 năm trong một đời người không quá dài mà cũng chẳng quá ngắn. Cuốn theo dòng đời đôi khi chúng ta cần tạm dừng chân ngơi nghỉ, để có sức tiếp tục phấn đấu vươn lên. Nơi chốn đi về, theo tôi, ngoài quê hương, gia đình là vòng tay bạn bè thân ái. Cảnh sắc nên thơ, không khí họp mặt cởi mở cùng sức sống tuổi trẻ sẽ tiếp cho ta nguồn năng lượng mới. Qua mỗi lần họp lớp, việc tổ chức ngày càng hoàn chỉnh, cân đối, hài hòa giữa phần gặp mặt và vui chơi. Mong rằng, cùng với thời gian, ý thức tham gia của mọi người trong những lần họp mặt ngày thêm đậm nét, ai cũng như ai đồng lòng gắng sức, bỏ thời gian, tiền bạc vun trồng truyền thống 12a càng thêm sung mãn. Hy vọng Kỷ yếu tiếp tục là diễn đàn của lớp, là nơi cung cấp tài liệu cần thảo luận để mọi thành viên tham gia việc lớp hiệu quả hơn; nơi ghi lại những cảm xúc sâu sắc về trường lớp, tình bạn, tình thầy trò. Mọi người sẽ lưu giữ Kỷ yếu như nâng niu một kỷ niệm đẹp trong lần hội ngộ./.

- Tuấn "trắng" -
Tháng 5/2009

Hè không quên

Nhớ mãi không quên những tháng hè
Hàng cây xanh lá bóng nghiêng che
Nắng ấm hồng trời chim bay lượn
Xao xuyến trong lòng nỗi say mê.

Nhớ mãi không quên những tháng hè
Sân trường rộn rã tiếng nhạc ve
Đầm ấm, thân thương mà giản dị
Luyến tiếc, xôn xao chẳng muốn về.


Nhớ mãi không quên những tháng hè
Nhớ thương man mát những hàng me
Cây ơi, có biết lòng ta đó
Kỷ niệm trong trắng tựa pha lê.

Ta nhớ không quên những tháng hè
Trên giàn thiên lý nở vàng hoe
đầu cành phượng vĩ xòe bông đỏ
Ta nhớ bao nhiêu những tháng hè.

- T.A.T (thân tặng L.K.P, kỷ niệm những ngày cuối
ở tập thể 12A, niên khóa 86 – 89) -

Những ngày đầu tiên

1. Hà Nội

Tháng 5/1987 tôi và mẹ từ quê ra thủ đô đoàn tụ gia đinh với bố và anh chị. Chuyến tàu đêm Thanh Hóa – Hà Nội hôm ấy để lại cho tôi một ấn tượng khó quên khi phát hiện ra một trong hai túi hành lý đa không cánh mà bay, hơn nữa toàn bộ tiền và các thứ có giá trị đều ở trong cái túi đó.

Hà Nội những năm đó khác xa bây giờ, nhưng đối với một đứa nhà quê như tôi thì có quá nhiều điều xa lạ, bỡ ngỡ. Tôi được ở nhà tầng, có điện và được xem tivi (nhờ hàng xóm) …

Ngay hè ấy tôi được bố gửi vào một lớp học thêm, tuần học 4 buổi: Đại số thầy Thành, Hình học thầy Sắn, Vật lý thầy Điện, Hóa học thầy Thắng. Lớp học tại trường Thăng Long. Học sinh trong lớp chủ yếu từ trường chuyên HN-Asterđam và Thăng Long, số này có Phong (“mén”), Lam (“lác”), Lâm (“la”), Sinh (“bột”), … và một số bạn gái như Thảo, An, … Ở nhà thì bố tôi bổ túc thêm toán để “ theo kịp được bọn Hà Nội”. Được vài hôm thì nhóm học kèm này có thêm Bình (“bò”), Quang (“sọt”) . . . là con của các bạn bố tôi cùng tham gia, cũng là học sinh của Thăng Long.

Bố tôi lo tìm trường nhập học cho tôi, nguyện vọng 1 là trường PTTH Thăng Long, vì biết là rất khó nên cũng chuẩn bị thêm phương án 2 là trường Hai Bà Trưng thì phải. Rất may là gần đến ngày khai trường thì mong muốn của bố tôi được thực hiện, hơn thế nữa tôi còn được vào lớp 11A, lớp chọn của trường. Ngày nay khi nhìn các phụ huynh vất vả lo cho con vào học các trường điểm như trường Thăng Long tôi càng thấy ngày xưa mình đa may mắn như thế nào và lại thầm cảm ơn thầy Ngọc, thầy chủ nhiệm lớp 11A năm ấy đã nhận tôi vào lớp. Khi đồng ý nhận tôi vào lớp thầy còn chưa biết mặt tôi, chỉ xem 2 bài kiểm tra toán tôi làm ở lớp học thêm mà thôi.

2. Thăng Long

Ngày đầu tiên đến lớp 11A Thăng Long, Lâm la đến rủ tôi đi học và tôi ngồi luôn cạnh cậu ta ở bàn gần cuối lớp, thẳng phía bục giảng của thầy giáo. Khi thầy Ngọc vào lớp thầy giới thiệu tôi với cả lớp và xếp luôn tôi ngồi ở đó. Cùng tân binh với tôi còn có một bạn nữ, tên là Thục Phương, chuyển từ chuyên Toán của HN-Asterđam về. Tôi không nhớ rõ lắm những giờ học đầu năm ấy, chỉ nhớ giờ ra chơi tôi rụt rè ngồi yên trong lớp nhìn các bạn vui chơi trong lớp, ngoài sân. Có một cậu cao to khi vào lớp hát trêu tôi một bài mẫu giáo:

Bạn mới đến trường
Vẫn còn nhút nhát
Em dạy bạn hát
Rủ bạn cùng chơi
Cô thấy cô cười
Cô khen em tốt


Tôi ngồi ở đầu bàn phía trong, sát cửa sổ nhìn ra nhà để xe đạp. Ngồi phía tay phải tôi lần lượt là Lâm la, Dương (cậu này có một biệt hiệu dễ nhớ nhưng khó gọi) và Hùng sói. Phía sau là bàn cuối gồm Quang sọt, Sơn khỉ, Bắc chấy (là cậu đa hát trêu tôi) và Bình bò. Bàn trên có 5 cậu người be bé là Tuấn Anh, Sơn phì, Khánh tẩy, An xồm và Hoài tàu. Ba bàn ở góc lớp này hợp thành 1 tổ, hình như là tổ 4. Không nhớ là vào học được bao nhiêu ngày thì tôi bất ngờ được thầy chủ nhiệm cử làm tổ trưởng. Lúc ấy tôi lờ mờ hiểu rằng tổ mình là một tổ “cá biệt”: nghịch nhất, học kém nhất và toàn đực rựa. Nghịch nhất vì hình như không có giờ học nào Bình bò, Bắc chí chịu yên lặng, thường bị thầy cô phạt; học kém vì cuối học kỳ 1 năm ấy thầy giáo chủ nhiêm phải đề nghị nâng điểm một môn học nào đó của Hùng sói lên 6,5 để tổ 4 có được 1 học sinh tiên tiến. Còn toàn đực rựa thì đó là khác biệt của tổ 4 so với các tổ còn lại. Hồi ấy mấy cậu tồ có khi còn hãnh diện vì điều đó nhưng bây giờ nghĩ lại chắc ai cũng thấy thiệt thòi. Tôi rất sợ những buổi sinh hoạt lớp cuối tháng, các tổ trưởng phải lên bảng viết tên các bạn trong tổ cùng đánh giá các mặt học tập, hạnh kiểm và lao động. Từ trên bảng về chỗ, chưa kịp ngồi xuống tôi đa nhận được tới tấp đơn khiếu nại miệng về kết quả xếp loại bay đến từ xung quanh, chủ yếu là về phần hạnh kiểm, lúc ấy tôi thấy ghen tỵ với các tổ khác quá.

3. Ba Vì



Học được khoảng 2 tuần thì lớp 11A cùng với 11G tham gia vào đợt lao động hướng nghiệp trên lâm trường Ba Vì, mỗi lớp chọn 40 học sinh đi “thoát ly gia đình” 1 tuần. Không khí trong lớp sôi động hẳn lên, đặc biệt ở tổ 4, vẻ náo nức hiện rõ lên từng khuôn mặt, mọi câu chuyện đều hướng về miền sơn cước xa xôi ấy.

Vậy mà đến sát ngày lên đường thì Bình bò lại bị out, nguyên nhân lại là mộ trò nghịch ngợm nào đó trong giờ học (các bạn có nhớ là Bình phạm khuyết điểm gì không?) và bị thầy giáo phạ. Thật tiếc vì hôm trước bố Bình có hứa sẽ đi công tác Ba Vì và ghé thăm con.

Sáng hôm sau lớp 11A tập trung ở cổng trường, lên một chiếc xe to nhưng hình như là hơi cũ. Tôi mang một chiếc ba lô bộ đội bạc màu, các bạn khác cũng lỉnh kỉnh túi to túi nhỏ. Xe được chất thêm đầy gạo, rau, …trông như một chuyến xe khách hồi đó. Cùng đi với thầy Ngọc còn có cô Vân Hà hiệu phó, cô Phượng (mẹ Phong mén) phụ trách hậu cần,… tôi không nhớ rõ lớp 11G của thầy Khuông đi như thế nào, hình như xe này chở lớp tôi xong lại quay về đón lớp 11G đi tiếp.

Xe chuyển bánh lên đường, trên xe tràn ngập tiếng cười nói, trêu đùa lẫn nhau. Những đường phố Hà Nội khi ấy còn nhỏ hẹp, ít xe cộ và nhiều cây xanh dần trôi qua. Những ruộng lúa, vạt rau xuất hiện, anh em bắt đầu ngó ra cửa sổ háo hức quan sát. Khi xe qua đoạn Láng hay Cầu Giấy gì đó thôi, thấy một đám thanh niên đang đào kênh, mấy siêu quậy lập tức hò reo, thò tay ra ngoài cửa sổ trêu chọc “trai làng, gái bản”. Cũng rất nhanh, từ dưới kênh, những cục đất vèo vèo bay lên đập bình bich vào thành xe để trả lời. Lúc này thầy Ngọc và các bạn nữ bị say xe ngồi ở mấy hàng ghế đầu, để cho đám con trai ngồi cuối xe được khá tự do.

Hồi đó chưa có đường cao tốc Láng – Hòa Lạc nên có lẽ xe chúng tôi đi qua đường 32. Khi hai bên đường xuất hiện những vạt đồi thoai thoải có bạn biết đường bảo đây là đường Việt nam – Cu ba. Lúc này trên xe đã yên lặng hơn, một số bạn mệt nhắm mắt ngủ, số còn lại ngóng ra ngoài xem mình đang đến đâu.

Xe rẽ vào một cung đường đất sỏi rồi dừng bánh trước một ngọn đồi nhỏ. Chúng tôi hò nhau xuống xe, chuyển đồ đạc lên ngôi nhà nhỏ trên đồi. Lớp 11A ở trong 2 gian phòng rộng có thông với nhau. Phòng con trai ở gồm 12 chiếc giường tầng kê sát nhau, lối đi ở giữa. Phòng các bạn nữ ở ngay bên cạnh, có ít giường hơn. Lớp 11G ở đầu hồi bên kia của ngôi nhà. Nhà có thềm rộng bao quanh, mỗi phòng có cả cửa ra vào đằng trước và đằng sau. Đầu hồi nhà có một cái giếng to, sân phơi và nhà tắm. Kề giếng là nhà bếp và kho dụng cụ. Trước nhà ở có một cái sân đất, có buổi chiều các bạn trai đá bóng, đá cầu ở đó. Cạnh sân có một đống gỗ lớn, chiều chiều đám con trai tắm rửa xong cứ may ô quần đùi (còn gọi là côn-đui) ra đấy ngồi ngắm hoàng hôn xuống, nghe Hùng lùn bập bùng ghi-ta trong tiếng gió ngàn.

Khu nhà ở của chúng tôi biệt lập hẳn với xung quanh. Đứng trên đồi nhìn ra xung quanh chỉ thấy đồi cây lúp xúp, chẳng thấy nhà dân hay nhà của công nhân lâm trường. Một phía còn thấy núi đá ở rất gần, vách đá dốc, cây cối um tùm trông đầy bí hiểm. Thế mà nghe nói có một nhóm nào trong lớp đa thử leo lên núi đó. Nhưng gần hơn là những hố đào vàng bỏ hoang lở lói cả những triền đồi. Ngay chiều hôm đầu tiên ấy, Hòa cồ đa dẫm vào một mảnh sành trong một cái hố như vậy. Khi Bắc chí cõng Hòa cồ về, máu từ bàn chân cứ chảy tong tong, khiến cả lớp nháo nhác. Thầy giáo lập tức nhắc nhở cả lớp những điều cần lưu ý, tôi chỉ nhớ thầy dặn ra ngoài phải đi đông người, nhất là các bạn nữ. Các bạn nam phải để y bảo vệ các bạn gái. Việc này Hưng cẩu quán triệt rất tốt.
Thầy chia lớp thành từng nhóm cùng mâm khi ăn cơm, mâm nào cũng có ít nhất một bạn nữ. Mâm của tôi có Hải An, cô bạn có đôi mắt đen láy và má lúm đồng tiền làm tôi xuýt bị đói bữa đầu tiên. Lâm la, Bắc chí thoắt cái lùa hết bát cơm rồi chạy ù đi, để lại mình tôi đỏ bừng mặt mũi đánh vật với đĩa rau muống luộc chấm nước mắm. Cái thứ rau quái quỷ, cọng dài ngoẵng quấn với nhau thành búi to tướng, gỡ mãi mới ra.

Mỗi đứa chúng tôi mang theo một cái bát, một đôi đũa tre và một cái thìa nhôm. Đến giờ ăn phân công xuống bếp lấy cơm, thức ăn mang lên ngồi ăn trên thềm nhà. Tôi không nhớ rõ ai là đầu bếp, có lẽ là công nhân lâm trường, hình như họ còn rửa bát cho chúng tôi nữa. Những bữa ăn đâu tiên khá tươm tất, nhưng mấy hôm sau, thực phẩm cạn, phải ăn rau muống héo luộc chấm nước muối. May sao giữa tuần lại có một đợt tiếp tế lương thực lên, một số phụ huynh cũng gửi thức ăn theo. Hôm ấy lớp lại có một bữa tươi, nếu tôi nhớ không nhầm thì đó là món thịt chó. Có cậu nói đùa, con chó này về hưu rồi (có liên quan đến “tổ hưu” của lớp đấy). {Chi tiết này có lẽ không chính xác bởi liên hoan thịt chó vào buổi cuối, từ đó mới phát sinh biệt hiệu Hưng “cẩu” qua các câu chuyện sau}.

Tối đầu tiên xa nhà, cả lớp tập trung dưới ánh đèn bão trong phòng nghe thầy giáo nói chuyện rồi ca hát. Hùng lùn hát bài “Một chuyến bay đêm”, hay và hợp tâm trạng lúc đó đến mức thầy giáo đề nghị chọn bài này làm “lớp ca”, Phong phệ chơi ghita không lời, tổ hưu gồm Dũng mốc, Đ. Quang, Vân đầm,.. đứng lên tốp ca bài “Biển nhớ” vừa lim dim “Ngày mai em đi, biển nhớ tên em gọi về…” vừa đung đưa thân hình rất chuyên nghiệp …

Thầy giáo bảo hôm nay đi đường mệt, các em ngủ sớm để ngày mai bắt đầu công việc. Đèn tắt nhưng chúng tôi vẫn tiếp tục nói chuyện, đàn hát và cười đùa. Thầy Ngọc và cô Vân Hà phải mấy lần đến nhắc nhở chúng tôi mới tạm yên. Mệt nhưng lạ giường mãi tôi không ngủ được. Đêm ấy Hải “lé” ngủ mê ngã từ giường tầng hai xuống đất. Khi tôi vừa lơ mơ thì bỗng nghe mọi người hò nhau dậy, đi ra giếng rửa mặt đánh răng xong về phòng trời vẫn tối đen, thì ra là chỉ mới 2 giờ sáng (hình như cả lớp chỉ Lam lác có đồng hồ). Chẳng nhớ là chúng tôi làm gì cho đến lúc trời sáng, chỉ biết là khi cả lớp tập trung nghe cán bộ của lâm trường giảng về công việc, tôi liên tục ngã chúi đầu vào lưng người ngồi hàng ghế trước vì ngủ gật.

Chiều hôm ấy, lớp tôi bắt đầu công việc phát cỏ, cây dại trên các vườn cây trồng quanh nhà, nhận cây giống đi trồng thêm. Ngay khi nhận cuốc từ kho, một bạn nữ đã bị lưỡi cuốc va vào gót chân, phải nghỉ ở nhà. Do được ngủ bù một lúc trưa nên buổi chiều tôi đã tỉnh hơn. Tôi lầm lũi cuốc đất dọc các hàng cây trồng còn thấp hơn cây mọc dại. Bí thư thấy vậy trêu “bạn H. ơi, sang làm giúp bọn tớ với”, làm tôi thêm một phen lúng túng.

Làm việc “gần nhà” một vài hôm thì lớp tôi bắt đầu đi làm ở một quả đồi xa, cách chỗ ở khoảng 7 cây số. Đường đi về quanh co qua những triền đồi đầy hoa mua, hoa sim. Thỉnh thoảng gặp một cây mâm xôi ven đường bọn Tuấn đen, Hoài tàu lại xúm lại hái ăn. Thấp tháng một vài mái nhà của đồng bào dân tộc, một vài đứa trẻ đen đủi khuân những bó củi lớn về nhà. Rồi chúng tôi trèo lên những con dốc cheo leo, chân người đi trước có thể va vào mặt người đi sau. Cây rừng lòa xòa hai bên, bắt đầu những tiếng kêu la hốt hoảng vì vắt cắn. Những con vắt bám vào cổ, vào đùi từ lúc nào, hút máu đến khi căng tròn mới bị phát hiện.

Quả đồi mới của lớp tôi um tùm lau sậy, nhiệm vụ là phải phát quang hết. Bốn tổ được chia ra phụ trách 4 luống. Ở đây tổ 4 phát huy ưu thế “tứ chi phát triển” của mình, chúng tôi phát cây băng băng, bỏ xa các tổ khác. Đến khi nghỉ, anh cán bộ lâm trường đo tổ tôi phát được 200 mét thì tổ thứ hai chỉ mới phát được 80 mét. Tổ tôi đứa nào cùng dương dương tự đắc, tuy nhiên sau đó bọn tôi cũng chia nhau giúp các tổ khác. Hôm ấy trời nắng gắt, ai nấy mặt mày đỏ ửng, nhất là mấy bạn gái.

Buổi trưa chúng tôi ngồi ăn cơm nắm mang theo bên bờ một con suối ở dưới chân đồi. Nước khá trong, có bạn ăn xong múc nước suối uống. Buổi chiều, cả lớp chầm chậm ra về, đội hình mệt mỏi kéo dài lê thê, số người về đầu tiên tắm rửa sạch sẽ, ngồi chơi rồi thì số đi sau mới về đến nhà.
Chúng tôi chỉ làm xa nhà 2 ngày rồi lại về làm ở xung quanh khu nhà ở. Một hôm trời mưa, cả lớp được nghỉ. Bố Bình bò từ nông trường bò sữa Ba Vì sang thăm, biếu mỗi cháu 2 lít sữa tươi. Có lẽ không quen bụng một số bạn bỗng chăm đi ra sau đồi hơn. Chiều, tôi đang ngồi xem Khánh tẩy, An xồm chơi cờ vua thì chứng kiến một dòng sữa tươi từ giường tầng trên rót thẳng vào hội cờ. Một cậu nào trong lúc mơ màng đã đạp đổ khẩu phần của mình.

Những ngày ở Ba Vì, chúng tôi thường có cảm giác thèm ăn. Một số cậu con trai đã tìm thấy một cái quán ở đâu gần đấy, có bán bánh chưng con. Các cậu ấy giấu thầy giáo, Lâm la rủ tôi ra quán nhưng tôi không dám đi.

Buổi tối cuối cùng ở đấy, sau khi ăn một bữa tươm tất, cả lớp lại liên hoan văn nghệ. Lần này các bạn hát nhiều hơn, các bài hát này thực ra đã được nghêu ngao suốt cả tuần ở đấy rồi: “Mây lang thang”,”Đời tôi cô đơn”,””Tình có như không”,… Một tuần bên nhau ai nấy đều thấy bạn bè thân thiết hơn. Mai về thủ đô, bỗng dưng thấy có chút gì như lưu luyến nơi này.
Thời gian qua thật nhanh, cả lớp tôi lại lên xe về Hà Nội. Đứa nào cũng rám nắng, trông đầy vẻ “phong trần”. Xe chạy qua đoạn đường quanh co dưới chân đồi, nhiều đứa nghển cổ nhìn lại ngôi nhà “của chúng mình” đang khuất dần sau đồi cây xanh. Khi đến con suối cạn, chúng tôi đua nhau lôi mấy cái bát cũ ra ném xuống khe, bảo nhau rằng, hai mươi năm nữa, khi người ta tìm thấy chúng sẽ là đồ cổ.

Vậy mà hai mươi hai năm đã trôi qua.

P/S: Các bạn, tôi viết chuyện này, có thể là hơi dài dòng, kể lể. Thực sự đối với tôi, những ngày ở Trung tâm lao động hướng nghiệp của Lâm trường Ba Vì rất có ý nghĩa, nó đã giúp tôi hòa nhập với tập thể 11A. Ở đây tôi đã chơi cờ với An xồm, chia sẻ sách truyện với Khánh tẩy, học chụp ảnh với Quang sọt. Tôi đã lẩm nhẩm hát theo các bạn, những bài hát vang mãi bên tôi suốt thời sinh viên cũng như bây giờ. Sau này lớp mình còn có những kỷ niệm khác như đi tham quan chùa Tây thiên, đi xem phim ở rạp Tháng Tám, liên hoan ra trường ở nhà Uyên, v v … Nghĩ lại, tôi luôn thấy mình may mắn được học trong một lớp rất đoàn kết, gắn bó, có những người bạn tốt, giàu trách nhiệm với tập thể. Lần này kỷ niệm 20 năm ngày ra trường, tôi có một giấc mơ, có thể hơi viển vông là: lớp mình tập trung đông đủ, ngồi vào bàn như trong lớp học cũ (lớp 11 hoăc 12), đón thầy Ngọc đi vào phòng, cả lớp đứng dậy chào, Uyên hoặc Phương báo cáo sỹ số. Thầy giáo nói chúc mừng và cả lớp nâng cốc “hura”…

- Huyền -