3/6/09

Nhớ về lớp A Thăng Long

Tớ học cấp 2 ở trường Tô Hoàng, ngôi trường nổi tiếng bởi bọn anhThêm Ảnh chị ở Đê Tô Hoàng. Hầu hết các bạn học cùng cấp 2 với tớ đều lên và học cùng ở cấp 3 Thăng Long.


Tớ thuộc loại học làng nhàng, nghịch ngầm với nhiều trò làm các thầy cô đau đầu. Mẫu giáo thì cầm đầu bọn cùng lớp ăn trộm nam châm và lấy lúa non ở mảnh ruộng sau lớp khiến cho cô giáo chủ nhiệm bị cô Hiệu trưởng khiển trách. Cấp 1 thì nghịch đến mức độ bị treo khăn quàng – lên cấp 2 thì cứ lấy khăn quàng… treo vô tư mà chẳng thấy ai hỏi cả, hê hê. Cấp 2 thì đánh nhau với mấy đứa lớp khác (tớ nhớ không nhầm là mấy đứa lớp 7A của Lam lác) rồi còn bị bọn đầu gấu chặn đường đánh mũ cối vào mặt sưng vêu. Nếu ông già tớ lúc đó không phải ở trong ban phụ huynh thì tớ chắc chẳng còn được học nữa rồi. Vậy mà cấp 3 không hiểu sao ngoan thế - thậm chí trong trí nhớ của cả lớp thì tớ chẳng có kỷ niệm nào đáng nhớ cả. Gần như mọi hoạt động của lớp tớ chẳng tham gia được, chủ yếu là do bố mẹ. Nhiều khi ức phát khóc vì bà già toàn ngăn cản không cho đi chơi với các bạn vào những phút cuối. Cái này tớ rút kinh nghiệm để thằng cu nhà tớ sau này sẽ không bị như vậy.

Ấn tượng đầu tiên khi học ở lớp A là hình như các thầy cô rất ưu ái cho lớp thì phải. Sổ đầu bài lúc nào cũng có chuyện – nhất là nói chuyện riêng và hay cãi thầy cô, chấm điểm thường là 7, 8 vậy mà đầu tuần lớp luôn được sắp đứng thứ nhất hay nhì. Hồi lớp 11, tớ nhớ có chuyện lớp bị phạt phải quét sân trường nhưng mọi người quét gọi là có nhưng Ban giám hiệu hầu như không nhắc nhở gì cả. Cũng có sự ganh đua ngầm giữa lớp A và lớp G trong việc sắp thứ hạng của Trường. Lớp A theo quy ước là lớp toán nhưng làm văn khá hay – nổi tiếng vẫn là Phong “mén”. Mỗi lần làm bích báo, hắn ta ngồi một lúc là đẻ ra mấy bài liền cho mấy đứa ngồi bên cạnh. Đọc lên nghe cũng rất kêu, toàn là thơ lục bát giống của bác Tố Hữu. Lớp G toàn mấy bạn gái xinh đẹp – thi thoảng cũng làm mấy chú lớp A xao động (sẽ có chú giật mình đây, hi hi).

Một ấn tượng cũng khó quên là các thầy cô giáo của lớp. Đầu tiên là thầy Ngọc chủ nhiệm lớp. Tâm lý và tôn trọng ý kiến của học sinh là 2 điểm nổi bật ở thầy. Phong “mén” đa từng đứng lên tranh luận với thầy về cách giải của 1 bài toán – khá căng thẳng và cả lớp cứ trố mắt vì anh “mén” viện toàn những tài liệu cao siêu để chứng minh. Cả lớp vẫn được duy trì được một thói quen đến tận ngày nay là đến thăm thầy nhân ngày 20/11 hàng năm. Thầy vẫn khoẻ, nhanh nhẹn và rất vui khi thấy lũ học trò xưa kia nay đã trưởng thành mọi mặt. Thầy Ngọc còn là thầy chủ nhiệm cô em gái của tớ từ 1989-1992.

Một người nữa tớ cũng có ấn tượng đó là cô Ngọc dạy môn địa lý. Cách dạy của cô ấy là bắt cả lớp đọc sách, viết tóm tắt vào vở rồi kiểm tra vở. Cách dạy này làm cho cả lớp bị ức chế, không thích thú gì và cho rằng cô ấy lười không muốn dạy. Cũng có thể đúng vậy. Nhưng đến giờ, tớ lại phải áp dụng cách này khi tớ dạy cho sinh viên bởi vì bọn nó lười và quá thụ động trong học tập. Giảng và viết lên bảng chỉ làm cho bọn nó lười đọc sách. Chỉ có một điểm khác là tớ yêu cầu bọn nó lên trình bày những gì đọc được cho cả lớp nghe và tớ góp ý, sửa lại cho bọn nó. Cách này khá hay và được bọn trẻ con hưởng ứng nhiệt liệt. Một thầy nữa dạy môn Sinh vật (tớ quên tên). Tớ cứ nhớ mãi một câu của thầy ấy là “thầy giáo chỉ là người truyền đạt lại những kiến thức do nhân loại khám phá được cho học sinh chứ không phải là người phát minh ra những kiến thức đó”. Khi đứng trên bục giảng tớ mới hiểu được câu nói của thầy và nó góp phần làm thay đổi quan điểm giảng dạy của tớ đối với sinh viên.

Tớ còn nhớ lớp 12A còn có cô Hậu, “bà la sát” với những bác học sinh giỏi của lớp. Những cô cậu nào làm tắt, viết cộc lốc,… đề bịcô ấ cho để thấ dù kế quả đúng. Nắm được điểm này, tớ có được một học kỳ năm 12 được 10 phẩy cho môn hoá. Bây giờ thỉnh thoảng gặp lại cô, tớ vẫn nói đùa “cô có nhận ra đứa mà cô cho toàn 10 không ạ?”. Tất nhiên cô chỉ cười trừ thôi –làm sao mà nhớ được.

Cô giáo cuối mà tớ nhớ là cô giáo dạ văy 12. Tớ nhớ cô ấy có cách phẩy tay khi giảng về một vấn đề gì đó –giống như là “có thế mà cũng không hiểu" ấy. Thế quái nào mà cả một học kỳ 2 (lớp 12) tớ toàn bị 4 điểm, ngay cả thi học kỳ cũng …4 điểm. Tổg kế họ kỳ 2 được đúng 4 phẩy –học sinh trung bình. Lên cãi nhau với cô ấy một chặp và lý luận “sao bạn Uyên béo viết văn cũng thế mà được 9 điểm, em chỉ có 4”–hê hê, như truyện tiếu lâm ấy. Cuối cùng tớ kết luận: gu của mình khác gu của cô ấy nên phải chịu.

Trên tất cả đọng lại trong tớ là tình bạn giữa những thành viên của lớp mà nó vẫn tồn tại đến tận bây giờ. Dạo đó, nếu tớ nói đi chơi thì còn lâu mới đượ ông bà già cho đi –nhưng cứ nói là đi vớ Phong “phệ” thì không phải lo gì cả được phép ngay. Cậu chàng này ít nói nhưng nói câu nào là buồn cười câu đấy. Phong “mén”thì bô lô ba la, rất nhiệt tình với mọi người –mấy thằng trong lớp có một lần xúm vào tụt chiếc giày đỏ của anh “mén” ném lên nóc nhà khiến anh chàng nổi cáu đá vào đít tớ một cái đau đến vài tháng sau mới hết mà chẳng dám kêu. Còn với Lam “lác”thì chắc vẫn nhớ món bánh chưng hấp hơi nhão nhoét hồi tết năm lớ 12. Uyên “béo”trong trí nhớ của tớ hồi mẫu giáo là rất xinh đẹp, hát hay. Lên học cùng cấp 3 thì …to đùng ra dáng một bà chị. Phong
“phệ”, Kiều Phương và tớ rất hay đi với nhau trên chiếc xe cúp 79 –toàn đèo 3 mà không bị công an bắt, hê hê. Tớ còn có một ấn tượng nữa là về bạn Mai Hương: học chắ chắc, ít nói. Có một lần tớ loay hoay giải bài lượng giác mãi không làm được thì bạ ấy giải veo một cái xong luôn. Hùng “lùn”là một người bạn khá đặc biệt: họ cùng với nhau đế tận cùng (từ mẫu giáo đến tận đại học). Đối với Hùng “lùn” tớ có khá nhiều kỷ niệm trong cả lúc học và cả khi đi làm. Tớ rất mừng vì cậ ấy đã biết vượt qua nhiều khó khă tưởng chừng như không thể vượt qua được để có được những thành công ngày hôm nay.


Tớ không thể nhớ hết được những kỷ niệm vớ các bạn cùng lớp. Cấp 3 cũg để lại trong tớ những rung động đầu đời khi có một cô nàng học cùng lớp học thêm tặng tớ một bông hoa hồng trắng cùng một cái nắm tay vào đúng hôm cuối cùng làm lễ kết thúc việc học ôn. Bông hồng đó tớ kẹp trong sổ tay và giữ gần 15 năm sau thì bị mất khi chuyển nhà. Không có thông tin gì về cô nàng đến tận ngày hôm nay.

20 năm trôi qua, mỗi người lớp A hồi ấy đa trưởng thành nhưng những hồi ức về thời học sinh chắc chắn sẽ vẫn là những kỷ niệm đẹp mà mỗi người đều trân trọng và gìn giữ.


- Sinh "bột" -
Hà nội, tháng 5 năm 2009

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét